Hướng dẫn Giải Hóa 11 trang 25 Chân trời sáng tạo với nội dung SGK bài 4: Ammonia và một số hợp chất của Ammonium, chi tiết dễ hiểu để học sinh tham khảo giải Hóa 11 chân trời ST tốt hơn, giỏi hơn.
Hóa 11 trang 25 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi thảo luận 2
Quan sát Hình 4.2, giải thích hiện tượng thí nghiệm. Từ đó cho biết, tại sao không thu khí ammonia bằng phương pháp đẩy nước.
Lời giải:
- Giải thích hiện tượng thí nghiệm:
+ Nước pha phenolphthalein sẽ bị hút lên bình chứa khí ammonia và phun thành tia do khí ammonia tan nhiều trong nước (ở điều kiện thường, 1 lít nước có thể hoà tan khoảng 800 lít khí ammonia) làm giảm áp suất trong bình và nước bị hút vào bình.
+ Nước phun thành tia màu hồng do dung dịch ammonia có tính base.
- Không thu khí ammonia bằng phương pháp đẩy nước do ammonia tan tốt trong nước.
Hóa 11 trang 25 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi thảo luận 3
Tính tỉ khối của NH3 so với không khí. Từ kết quả đó, hãy giải thích vì sao có thể thu khí NH3 bằng phương pháp đẩy không khí (úp ngược bình).
Lời giải:
Ta có:
Từ kết quả trên ta thấy khí NH3 nhẹ hơn không khí nên có thể thu khí NH3 bằng phương pháp đẩy không khí (úp ngược bình).
Hóa 11 trang 25 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi thảo luận 4
Từ sự kết hợp giữa NH3 với nước, nhận xét tính acid – base của NH3 trong dung dịch. Nêu cách nhận biết khí NH3 bằng quỳ tím. Giải thích.
Lời giải:
NH3 + H2O ⇌ NH4+ + OH-
NH3 nhận proton (H+) nên đóng vai trò là base.
Do đó có thể nhận biết khí NH3 bằng giấy quỳ tím ẩm (hiện tượng: giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh).
Hóa 11 trang 25 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi thảo luận 5
Chuẩn bị hai đầu đũa thuỷ tinh quấn bông. Đũa 1 nhúng vào dung dịch HCl đặc, đũa 2 nhúng vào dung dịch NH3 đặc, sau đó đưa lại gần nhau (Hình 4.3). Quan sát và nêu hiện tượng xảy ra. Từ đó, đề xuất phương pháp nhận biết ammonia bằng dung dịch HCl đặc.
Lời giải:
- Hiện tượng: Có khói trắng xuất hiện.
- Phương pháp nhận biết ammonia bằng dung dịch HCl đặc: Mở nắp hai bình đựng hai dung dịch để cạnh nhau, nếu có khói trắng xuất hiện Þ bình hoá chất cần nhận biết là ammonia.
Phương trình hoá học: NH3 + HCl → NH4Cl.
Với nội dung Giải Hóa 11 trang 25 Chân trời sáng tạo chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem thêm Giải bài tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo hay khác.
Giải Hóa 11 trang 24 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Hóa 11 trang 25 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Hóa 11 trang 26 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Hóa 11 trang 27 Chân trời sáng tạo SGK