Hotline 0939 629 809

Công thức Nhị thức Newton, Tam giác Pascal? Toán 10 chân trời tập 2 chương 8 bài 3

07:07:5926/11/2023

Lý thuyết Bài 3: Nhị thức Newton chương 8 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo Tập 2. Nội dung về cách khai triển công thức nhị thức Newton, Tam giác Pascal.

Công thức Nhị thức Newton, Tam giác Pascal, cách khai triển nhị thức Newton như thế nào? câu trả lời sẽ có ngay trong nội dung bài viết này.

1. Khai triển nhị thức Newton

– Hai công thức khai triển:

• (a + b)4 = C40 a4 + C41 a3b +  C42 a2b2 +  C43 ab3 + C44 b4 

= a4 + 4a3b + 6a2b2 + 4ab3 + b4

• (a + b)5 = C50 a5 + C51 a4b +  C52 a3b2 +  C53 a2b3 + C54 ab4 + C55 b5 

= a5 + 5a4b + 10a3b2 + 10a2b3 + 5ab4 + b5

Hai công thức trên gọi là công thức nhị thức Newton (gọi tắt là nhị thức Newton) (a + b)n ứng với n = 4 và n = 5.

2. Tam giác Pascal

– Các hệ số trong khai triển nhị thức Newton (a + b)n với n = 0; 1; 2; 3; … được viết thành từng hàng và xếp thành bảng số như dưới đây.

Tam giác Pascal

Bảng số này có quy luật: số đầu tiên và số cuối cùng của mỗi hàng đều là 1; tổng của 2 số liên tiếp cùng hàng bằng số của hàng kế dưới ở vị trí giữa hai số đó (được chỉ bởi mũi tên trên bảng).

Bảng số trên được gọi là tam giác Pascal (đặt theo tên của nhà toán học, vật lí học, triết học người Pháp Blaise Pascal, 1623 – 1662).

* Ví dụ 1: Khai triển các biểu thức sau:

a) (x – 2)4;

b) (x + 2y)5.

* Lời giải:

a) Áp dụng khai triển nhị thức Newton với a = x và b = -2, ta có:

(x – 2)4 = C40 x4 + C41 x3(–2) +  C42 x2(–2)2 +  C43 x(–2)3 + C44 (–2)4 

= x4 – 8x3 + 24x2 – 32x + 16.

Vậy (x – 2)4 = x4 – 8x3 + 24x2 – 32x + 16.

b) Áp dụng khai triển nhị thức Newton với a = x và b = 2y, ta có:

(x + 2y)5 = C50 x5 + C51 x4(2y) +  C52 x3(2y)2 +  C53 x2(2y)3 + C54 x(2y)4 + C55 (2y)5 

= x5 + 10x4y + 40x3y2 + 80x2y3 + 80xy4 + 32y.

Vậy (x + 2y)5 = x5 + 10x4y + 40x3y2 + 80x2y3 + 80xy4 + 32y.

* Ví dụ 2: Sử dụng công thức nhị thức Newton, chứng tỏ rằng:

a) C40 + 2C41  + 22C42 + 23C43 + 24C44 = 81

b) C40 – 2C41  + 22C42 – 23C43 + 24C44 = 1

* Lời giải:

a) C40 + 2C41  + 22C42 + 23C43 + 24C44 = 81

Ta có:

(1 + 2)4 = C40 14 + C41 13.2 + C42 12.22 + C43 1.23 + C44 24

⇔ 34 = C40 + 2C41  + 22C42 + 23C43 + 24C44 

⇔ C40 + 2C41  + 22C42 + 23C43 + 24C44 = 81 (đpcm)

 

b) C40 – 2C41  + 22C42 – 23C43 + 24C44 = 1

Ta có:

(1 – 2)4 = C40 14 + C41 13.(–2) + C42 12.(–2)2 + C43 1.(–2)3 + C44 (–2)4

⇔ (–1)4 = C40 – 2C41  + 22C42 – 23C43 + 24C44 

⇔  C40 – 2C41  + 22C42 – 23C43 + 24C44 = 1 (đpcm)

Với nội dung bài viết về:Công thức Nhị thức Newton, Tam giác Pascal? Toán 10 chân trời tập 2 chương 8 bài 3 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Toán 10 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan