Lý thuyết Bài 3: Các phép toán trên tập hợp chương 1 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo Tập 1. Nội dung về các phép toán Hợp và Giao của các tập hợp, Hiệu hai tập hợp, phần bù của tập con.
Các phép toán trên tập hợp: Hơp, Giao, Hiệu hai tập hợp và phân bù của tập con như thế nào? câu trả lời sẽ có ngay trong nội dung bài viết này.
• Cho hai tập hợp A và B.
Tập hợp các phần tử thuộc A hoặc thuộc B gọi là hợp của hai tập hợp A và B, kí hiệu A ∪ B.
A ∪ B = {x| x ∈ A hoặc x ∈ B}.
Tập hợp các phần tử thuộc cả hai tập hợp A và B gọi là giao của hai tập hợp A và B, kí hiệu A ∩ B.
A ∩ B = {x | x ∈ A và x ∈ B}.
* Nhận xét:
+ Nếu A và B là hai tập hợp hữu hạn thì n(A ∪ B) = n(A) + n(B) – n(A ∩ B).
+ Đặc biệt, nếu A và B không có phần tử chung, tức A ∩ B = ∅, thì n(A ∪ B) = n(A) + n(B).
* Ví dụ: Xác định tập hợp A ∪ B và A ∩ B, biết:
a) A = {a; b; c; d; e}, B = {a; e; i; u};
b) A = {x ∈ ℝ| x2 + 2x – 3 = 0}, B = {x ∈ ℝ | |x| = 1}.
* Lời giải:
a) Ta có A ∪ B = {a; b; c; d; e; i; u}.
Ta lại có A ∩ B = {a; e}.
Vậy A ∪ B = {a; b; c; d; e; i; u} và A ∩ B = {a; e}.
b) Xét phương trình x2 + 2x – 3 = 0
⇔ x = 1 hoặc x = –3
Suy ra A = {–3; 1}
Xét phương trình |x| = 1
⇔ x = 1 hoặc x = –1
Suy ra B = {–1; 1}.
Vậy A ∪ B = {–3; –1; 1} và A ∩ B = {1}.
• Cho hai tập hợp A và B.
Tập hợp các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B gọi là hiệu của A và B, kí hiệu A\B.
A\B = {x | x ∈ A và x ∉ B}.
Nếu A là tập con của E thì hiệu E\A gọi là phần bù của A trong E, kí hiệu CEA.
* Chú ý: Trong các chương sau, để tìm các tập hợp là hợp, giao, hiệu, phần bù của những tập con của tập số thực, ta thường vẽ sơ đồ trên trục số.
* Ví dụ 1: Cho các tập hợp E = {x ∈ ℕ | x < 8}, A = {0; 1; 2; 3; 4}, B = {3; 4; 5}.
Xác định các tập hợp sau đây:
a) A\B, B\A và (A\B) ∩ (B\A);
b) CE(A ∩ B) và (CEA) ∪ (CEB);
c) CE(A ∪ B) và (CEA) ∩ (CEB).
* Lời giải:
a) Ta có A\B = {0; 1; 2} và B\A = {5}.
Khi đó (A\B) ∩ (B\A) = ∅.
b) Ta có: E = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7}
Ta lại có: A ∩ B = {3; 4}
⇒ CE(A ∩ B) = {0; 1; 2; 5; 6; 7}.
Ta có: CEA = {5; 6; 7} và CEB = {0; 1; 2; 6; 7}.
⇒ (CEA) ∪ (CEB) = {0; 1; 2; 5; 6; 7}.
c) Ta lại có: A ∪ B = {0; 1; 2; 3; 4; 5}.
⇒ CE(A∪ B) = {6; 7}.
Ta có: CEA = {5; 6; 7} và CEB = {0; 1; 2; 6; 7}.
⇒ (CEA) ∩ (CEB) = {6; 7}.
* Ví dụ 2: Xác định các tập hợp sau đây:
a) (1; 3) ∪ [-2; 2];
b) (–∞; 1) ∩ [0; π]
c) [1/2; 3) \ (1; +∞]
d) CR[–1; +∞]
* Lời giải:
a) Ta có trục số:
Vậy (1; 3) ∪ [–2; 2] = [–2; 3)
b) Ta có trục số:Vậy (–∞; 1) ∩ [0; π] = [0; 1)
c) Ta có trục số:
Vậy [1/2; 3) \ (1; +∞] = [1/2; 1]
d) Ta có trục số:
Vậy d) CR[–1; +∞] = (–∞; –1)
Với nội dung bài viết về: Các phép toán trên tập hợp: Hơp, Giao, Hiệu hai tập hợp và phân bù của tập con? Toán 10 chân trời tập 1 chương 1 bài 3 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Toán 10 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.