Lý thuyết Hóa 12 bài 18: Nguyên tố nhóm IIA, sách chân trời sáng tạo, giúp các em hiểu Tính chất hóa học, tính chất vật lí của đơn chất, hợp chất nguyên tố nhóm IIA? vị trí và cấu tạo của nguyên tố nhóm IIA?
Vậy Tính chất hóa học, tính chất vật lí của đơn chất, hợp chất nguyên tố nhóm IIA như nào? vị trí và cấu tạo của nguyên tố nhóm IIA ra sao? được hayhochoi trình bày ngắn gọn, dễ hiểu trong bài viết này.
- Các nguyên tố nhóm IIA gồm, beryllium (Be), magnesium (Mg), calcium (Ca), strontium (Sr), barium (Ba) và radium (Ra).
- Kim loại nhóm IIA là các nguyên tố hoạt động hoá học mạnh và không tìm thấy ở dạng đơn chất trong tự nhiên.
- Một số quặng của nguyên tố kim loại nhóm IIA:
+ Magnesium tồn tại trong quặng dolomite (CaCO3. MgCO3)
+ Calcium có trong đá vôi (CaCO3), dolomite, thạch cao (CaSO4).
- Sự biến đổi nhiệt độ nóng chảy của kim loại nhóm IIA không theo quy luật do cấu trúc mạng tinh thể của kim loại nhóm IIA khác nhau.
- Nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng và độ cứng của kim loại nhóm IIA cao hơn so với kim loại nhóm IA cùng chu kì. Kim loại nhóm IIA là những kim loại nhẹ (D < 5g/ cm3).
- Kim loại nhóm IIA có tính khử mạnh, tính khử tăng dần từ Be đến Ba.
M → M2+ + 2e
- Từ Be đến Ba, điện tích hạt nhân tăng, bán kính nguyên tử tăng nhanh, vì vậy tính kim loại tăng. Trạng thái oxi hoá phổ biến trong các hợp chất của kim loại nhóm IIA là + 2.
- Khi đốt nóng, kim loại nhóm IIA cháy trong không khí tạo các oxide, phản ứng tỏa nhiều nhiệt:
2M + O2 → 2MO
- Mg cháy phát ra ánh sáng chói, giàu tia tử ngoại nên được ứng dụng làm pháo sáng.
Mg(s) + ½O2(g) → MgO(s) ΔrHo298 = -610kJ/mol.
- Có thể nhận biết đơn chất và các hợp chất của Ca2+, Sr2+, Ba2+ bằng phương pháp thử màu ngọn lửa.
+ Đơn chất và hợp chất của Ca2+ cháy cho ngọn lửa màu đỏ cam.
+ Đơn chất và hợp chất của Sr2+ cháy cho ngọn lửa màu đỏ son.
+ Đơn chất và hợp chất của Ba2+ cháy cho ngọn lửa màu lục.
- Berrylium không tác dụng với nước và hơi nước do có màng oxide bền bảo vệ bề mặt. - Các kim loại Ca, Sr, Ba khử H2O ở nhiệt độ thường.
M + 2H2O → M(OH)2 + H2
(Với M là Ca, Sr hoặc Ba)
- Magnesium phản ứng chậm với nước ở nhiệt độ thường và phản ứng nhanh hơn khi đun nóng.
Mg + 2H2O → Mg(OH)2 + H2
- Độ tan của các hydroxide (nhóm IIA) trong nước tăng theo thứ tự:
Muối carbonate tác dụng với dung dịch acid loãng, phản ứng với H₂O khi có mặt CO2:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
2. Sự phân hủy nhiệt của muối carbonate và muối nitrate
- Dưới tác dụng của nhiệt, muối carbonate của kim loại nhóm IIA bị phân huỷ tạo thành oxide.
MCO3(s) MO(s) + CO2(g) ΔrHo298 > 0
- Khi đun nóng, muối nitrate của kim loại nhóm IIA phân huỷ thành oxide.
M(NO3)2 (s) MO(s) + 2NO2(g) + ½O2 ΔrHo298 > 0
- Độ bền nhiệt của muối carbonate, muối nitrate của kim loại nhóm IIA có xu hướng tăng dần từ muối của Mg2+ đến muối của Ba2+.
- Các muối nitrate đều tan.
- Trừ BeCO3, các muối carbonate khác không tan trong nước.
- Các muối BeSO4, MgSO4 tan; SrSO4 và CaSO4 ít tan; BaSO4 không tan.
Chú ý: CaSO4 có độ tan lớn hơn BaSO4.
- Nhận biết các ion: Ca2+, Ba2+, SO42-, CO32- trong dung dịch:
Một số ứng dụng của đơn chất và hợp chất kim loại nhóm IIA:
- Magnesium: Mg nhẹ hơn so với Al, vì vậy hợp kim của Mg được sử dụng trong chế tạo máy bay, ô tô,...
- Đá vôi: có thành phần chính là calcium carbonate, được dùng để sản xuất vôi, xi măng, làm vật liệu xây dựng....
- Vôi sống (calcium oxide) làm vật liệu xây dựng, tẩy uế, sát trùng.
- Nước vôi (calcium hydroxide) được dùng trong xử lí nước, giảm tính cứng của nước.
- Thạch cao có thành phần chính là calcium sulfate (CaSO4.nH₂O), được sử dụng làm vách, trần thạch cao để tăng tính thẩm mĩ trong xây dựng. Trong lĩnh vực y tế, thạch cao thường được ứng dụng trong kĩ thuật bó bột định hình xương.
- Khoáng vật apatite chứa calcium, công thức Ca5(PO4)3F, Ca5(PO4)3OH và Ca5(PO4)3Cl, được dùng chế tạo phân bón cho nông nghiệp, làm nguyên liệu sản xuất phân lân.
- Vai trò một số hợp chất của calcium trong cơ thể con người: Calcium là thành phần chính của xương và răng; ion calcium có trong muối phosphate phức tạp, hydroxyapatite, Ca5(PO4)3OH. Ion Ca2+ trong cơ thể người có chức năng kích hoạt quá trình trao đổi chất, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của tim, đông máu, co cơ và truyền xung thần kinh.
- Nước cứng là loại nước có chứa ion Ca2+ và Mg2+ với hàm lượng vượt quá mức cho phép.
- Nước có tính cứng tạm thời là nước cứng chứa ion HCO3- , (muối Ca(HCO3)2; Mg(HCO3)2).
- Nước có tính cứng vĩnh cửu là nước cứng chứa các ion SO42- , Cl- (muối MgCl2, CaCl2, MgSO4, CaSO4).
- Nước có tính cứng toàn phần là loại nước cứng bao gồm cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.
- Trong đời sống hàng ngày: Nước cứng làm giảm khả năng tạo bọt của xà phòng, giảm tác dụng giặt rửa, làm các dụng cụ đun nấu dễ bị đóng cặn, tiêu hao năng lượng. Nếu sử dụng nước cứng để nấu ăn sẽ làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị.
- Trong bảo vệ sức khoẻ: Dùng nước cứng tắm gội hàng ngày sẽ gây khô da, khô tóc hay mẩn ngứa, gây hại sức khoẻ.
- Trong công nghiệp: Trong các nồi áp suất của tua bin hơi nước ở nhiều nhà máy, nước cứng tạo cặn là CaCO3, cản trở quá trình dẫn nhiệt. Các mảng bám còn tăng nguy cơ tắc ống, tắc lỗ van an toàn gây nguy hiểm.
Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ các ion Ca2+ và Mg2+ trong nước cứng.
a) Phương pháp kết tủa
Bằng cách chuyển ion Ca2+ và ion Mg2+ thành dạng kết tủa, thường là CaCO3, MgCO3, Ca3(PO4)2, Mg3(PO4)2.
* Đối với nước có tính cứng tạm thời:
- Đun sôi nước, ion Ca2+ và Mg2+ sẽ tách ra dưới dạng kết tủa.
Ca(HCO3)2 CaCO3↓ + CO2↑ + H2O
Mg(HCO3)2 MgCO3↓ + CO2↑ + H2O
- Dùng lượng vừa đủ dung dịch Ca(OH)2 để phản ứng với muối Ca(HCO3)2; Mg(HCO3)2.
Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 2CaCO3↓ + 2H2O
- Cho phản ứng với dung dịch chứa ion CO32- hoặc PO43-
Ca(HCO3)2 + Na2CO3 CaCO3↓ + 2NaHCO3
* Đối với nước có tính cứng vĩnh cửu
Cách phổ biến là thêm ion CO32- hoặc PO43- vào dung dịch:
CaSO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + CaCO3↓
MgCl2 + 2Na3PO4 → 6NaCl + Mg3(PO4)2↓
b) Phương pháp trao đổi ion
Phương pháp này dựa trên việc trao đổi ion Ca2+ và Mg2+ bằng các ion như Na+ hay H+ trên vật liệu zeolite. Khi nước cứng đi qua vật liệu zeolite, các ion Ca2+ và Mg2+ bị giữ lại, ion Na+ hay H+ trong zeolite đi vào dung dịch.
Với nội dung bài viết về: Tính chất hóa học, tính chất vật lí của đơn chất, hợp chất nguyên tố nhóm IIA? vị trí và cấu tạo? Hóa 12 bài 18 CTST chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Hoá 12 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
> Xem thêm Lý thuyết Hóa 12 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết hóa 12 bài 1: Ester - Lipid
Lý thuyết hóa 12 bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa
Lý thuyết hóa 12 bài 3: Glucose và fructose
Lý thuyết hóa 12 bài 4: Saccharose và maltose
Lý thuyết hóa 12 bài 5: Tinh bộ và cellulose
Lý thuyết hóa 12 bài 7: Amino acid và peptide
Lý thuyết hóa 12 bài 8: Protein và enzyme
Lý thuyết hóa 12 bài 9: Đại cương về polymer
Lý thuyết hóa 12 bài 10: Chất dẻo và vật liệu composite
Lý thuyết hóa 12 bài 11: Tơ - Cao su - Keo dán tổng hợp
Lý thuyết hóa 12 bài 12: Thế điện cực và nguồn điện hóa học
Lý thuyết hóa 12 bài 13: Điện phân
Lý thuyết hóa 12 bài 14: Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. Tính chất kim loại
Lý thuyết hóa 12 bài 15: Các phương pháp tách kim loại
Lý thuyết hóa 12 bài 16: Hợp kim - Sự ăn mòn kim loại
Lý thuyết hóa 12 bài 17: Nguyên tố nhóm IA
Lý thuyết hóa 12 bài 18: Nguyên tố nhóm IIA
Lý thuyết hóa 12 bài 19: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất
Lý thuyết hóa 12 bài 20: Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại