Các phương pháp tách kim loại: Phương pháp nhiệt luyện, thủy luyện, điện phân? Hóa 12 bài 15 CTST

13:39:1915/10/2024

Lý thuyết Hóa 12 bài 15: Các phương pháp tách kim loại, sách chân trời sáng tạo, giúp các em hiểu Các phương pháp tách kim loại: Phương pháp nhiệt luyện, thủy luyện, điện phân? Trạng thái tự nhiên của kim loại và quặng, mỏ kim loại.

Vậy Các phương pháp tách kim loại như: Phương pháp nhiệt luyện, thủy luyện, điện phân như nào? Trạng thái tự nhiên của kim loại và quặng, mỏ kim loại ra sao? được hayhochoi trình bày ngắn gọn, dễ hiểu trong bài viết này.

I. Trạng thái tự nhiên của kim loại và quặng, mỏ kim loại

- Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và phong phú như quặng bauxite (Tây Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng,…), quặng hematite (Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Tĩnh…).

Trạng thái tự nhiên của kim loại và quặng, mỏ kim loại

- Trong tự nhiên, chỉ có một số ít kim loại tồn tại ở dạng đơn chất (như vàng, bạc, platinum,…), hầu hết các kim loại tồn tại ở dạng hợp chất trong các quặng, mỏ.

II. Phương pháp tách kim loại

Để tách kim loại từ quặng, có nhiều phương pháp, trong đó ba phương pháp phổ biến là nhiệt luyện, thủy luyện và điện phân.

1. Phương pháp nhiệt luyện

Phương pháp nhiệt luyện được thực hiện bằng cách khử những ion của kim loại hoạt động trung bình và yếu (như Zn, Fe, Sn, Pb, Cu,…) trong các oxide của chúng ở nhiệt độ cao bằng các chất khử như C, CO,…

Ví dụ:

ZnO + C  Zn + CO

Fe2O3 + 3CO  Fe + 3CO2

2. Phương pháp thủy luyện

Hòa tan kim loại hoặc hợp chất của những kim loại hoạt động yếu, như Cu, Hg, Ag, Au,…trong dung dịch thích hợp, như dung dịch H2SO4, NaOH, NaCN để chúng tách ra khỏi phần không tan có trong quặng. Sau đó, các ion kim loại trong dung dịch được khử bằng kim loại hoạt động mạnh hơn.

Ví dụ:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

3. Phương pháp điện phân

- Điện phân các hợp chất điện li nóng chảy của kim loại (muối, oxide,…) để tách những kim loại có độ hoạt động mạnh như Li, Na, K, Mg, Ca, Al,…

Ví dụ: Điện phân MgCl2, Al2O3 nóng chảy đề tách Mg, Al tương ứng:

MgCl2  Mg + Cl2

2Al2O3  4Al + 3O2

 

- Điện phân dung dịch muối của các kim loại để tách những kim loại có độ hoạt động trung bình hoặc yếu như Zn, Fe, Sn, Pb, Cu, Ag,…

Ví dụ: Điện phân dung dịch CuSO4 để tách đồng:

CuSO4 + H2O  Cu + ½O2 + H2SO4

III. Nhu cầu và thực tiễn tái chế kim loại

- Nhu cầu sử dụng kim loại đen (gang, thép với thành phần chính là sắt) trong đời sống và sản xuất là cao nhất. Bên cạnh đó, kim loại màu (Al, Mg, Cu, Pb, Zn, Sn, Au, Ag, Pt,…) cũng được sử dụng nhiều.

- Tái chế là quá trình xử lí để tái sử dụng rác thải hoặc vật liệu không cần thiết (phế liệu) thành vật liệu mới mang lại lợi ích cho đời sống và sản xuất. Kim loại là vật liệu có thể tái chế nhiều lần mà không làm thay đổi tính chất cũng như làm giảm chất lượng của chúng.

- Việc tái chế kim loại giúp con người tiết kiệm được tài nguyên thiên nhiên do quá trình này cần ít năng lượng để vận hành hơn quá trình sản xuất kim loại từ quặng, cũng như giảm thiểu khí thải carbon dioxide và các khí độc hại khác, góp phần bảo vệ môi trường. Tái chế kim loại giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất, từ đó giảm giá thành sản phẩm. Ngoài ra, tái chế cũng tạo ra nhu cầu việc làm cho xã hội.

- Ở nước ta, tái chế kim loại ở các địa phương chưa hiệu quả do khả năng tái chế mỗi kim loại cũng như việc thu gom vật liệu để tái chế đang gặp khó khăn. Bên cạnh đó, quy trình, công nghệ tái chế lạc hậu làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường ở mức báo động đỏ. Do đó, cần phải phát triển hệ thống các nhà máy xử lí chất thải phù hợp với mô hình sản xuất trong các cơ sở tái chế kim loại cũng như vấn đề bảo vệ sức khỏe cho người lao động.

Với nội dung bài viết về: Các phương pháp tách kim loại: Phương pháp nhiệt luyện, thủy luyện, điện phân? Trạng thái tự nhiên của kim loại, mỏ, quặng? Hóa 12 bài 15 CTST chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Hoá 12 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

> Xem thêm Lý thuyết Hóa 12 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết hóa 12 bài 1: Ester - Lipid

Lý thuyết hóa 12 bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa

Lý thuyết hóa 12 bài 3: Glucose và fructose

Lý thuyết hóa 12 bài 4: Saccharose và maltose

Lý thuyết hóa 12 bài 5: Tinh bộ và cellulose

Lý thuyết hóa 12 bài 6: Amine

Lý thuyết hóa 12 bài 7: Amino acid và peptide

Lý thuyết hóa 12 bài 8: Protein và enzyme

Lý thuyết hóa 12 bài 9: Đại cương về polymer

Lý thuyết hóa 12 bài 10: Chất dẻo và vật liệu composite

Lý thuyết hóa 12 bài 11: Tơ - Cao su - Keo dán tổng hợp

Lý thuyết hóa 12 bài 12: Thế điện cực và nguồn điện hóa học

Lý thuyết hóa 12 bài 13: Điện phân

Lý thuyết hóa 12 bài 14: Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. Tính chất kim loại

Lý thuyết hóa 12 bài 15: Các phương pháp tách kim loại

Lý thuyết hóa 12 bài 16: Hợp kim - Sự ăn mòn kim loại

Lý thuyết hóa 12 bài 17: Nguyên tố nhóm IA

Lý thuyết hóa 12 bài 18: Nguyên tố nhóm IIA

Lý thuyết hóa 12 bài 19: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

Lý thuyết hóa 12 bài 20: Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan