Lý thuyết Hóa 12 bài 8: Protein và Enzyme sách chân trời sáng tạo giúp các em hiểu khái niệm Protein, Enzyme là gì? tính chất hóa học, vật lí, đặc điểm cấu tạo của Protein, vai trò của Protein và Enzyme?.
Vậy khái niệm Protein và Enzyme là gì? tính chất hóa học và tính chất vật lí của Protein như nào? Đặc điểm cấu tạo Protein ra sao? vai trò của Protein và Enzyme quan trọng thế nào? được hayhochoi trình bày ngắn gọn, dễ hiểu trong bài viết này.
Protein có thể được phân loại thành protein đơn giản và protein phức tạp.
+ Protein đơn giản như insulin, albumin (có nhiểu trong lòng trắng trứng), fibroin (có trong tơ tằm), ... trong thành phần cấu tạo chỉ chứa các đơn vị amino acid.
+ Protein phức tạp là protein đơn giản liên kết với nhóm “phi protein” như đường, nucleic acid, lipid, ...
- Protein dạng hình sợi như α-keratin (trong tóc, móng, da, sừng, sợi len) hoặc collagen,... không tan trong nước.
- Protein dạng hình cầu như hemoglobin, albumin, ... có thể tan trong nước tạo dung dịch keo.
Liên kết peptide trong phân tử protein bị thủy phân trong môi trường acid, base hoặc nhờ xúc tác enzyme
Trong môi trường acid, base, trong dung dịch muối của kim loại nặng hoặc khi đun nóng protein có thể bị đông tụ. Sự đông tụ này xảy ra do cấu trúc ban đầu của protein bị biến đổi.
- Phân tử protein chứa nhiều liên kết peptide nên dung dịch protein hoà tan kết tủa Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch có màu tím đặc trưng.
- Protein phản ứng với HNO3 tạo hợp chất rắn có màu vàng.
a) Vai trò của protein đối với sự sống
Protein là thành phần thiết yếu của sinh vật. Một số protein đóng vai trò là enzyme xúc tác cho nhiều phản ứng sinh hóa, vận chuyển oxygen, chất dinh dưỡng nuôi tế bào. Một số protein có vai trò bảo vệ, chống lại các tác nhân gây bệnh như virut, vi khuẩn….
b) Vai trò của enzyme trong phản ứng sinh hóa
Hầu hết phản ứng trong quá trình trao đổi chất được thực hiện nhờ xúc tác sinh học, đó là enzyme. Enzyme có tính chọn lọc cao, mỗi enzyme chỉ xúc tác cho một hoặc một số loại phản ứng nhất định. Enzyme có khả năng làm tăng tốc độ phản ứng sinh hóa, trong nhiều trường hợp, tốc độ phản ứng lớn hơn nhiều lần khi không có xúc tác.
c) Ứng dụng của enzyme trong công nghệ sinh học
- Enzyme trong nghiên cứu y học, dược phẩm: Enzyme được sử dụng để định lượng, định tính và chẩn đoán trong xét nghiệm như xác định hàm lượng glucose, urea, cholesterol trong màu, nước tiểu… hoặc sản xuất dược phẩm như protease làm thuốc hỗ trợ trị tắc nghẽn tim mạch, làm men tiêu hoá,...
- Enzyme trong hoá học: Enzyme ứng dụng trong lĩnh vực nghiên cứu hoá học, đóng vai trò xúc tác cho phản ứng, thuốc thử trong hoá học phân tích,...
- Enzyme trong công nghiệp, nông nghiệp: Enzyme dùng cho quá trình phân huỷ phế phẩm nông nghiệp, tái tạo đất trồng, sản xuất phân bón vi sinh, chế biến thực phẩm như sữa, bánh mì, rượu, bia,...
Với nội dung bài viết về: Protein, Enzyme là gì? tính chất hóa học, vật lí, cấu tạo của Protein, vai trò của Protein, Enzyme? Hóa 12 bài 8 CTST chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Hoá 12 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
> Xem thêm Lý thuyết Hóa 12 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết hóa 12 bài 1: Ester - Lipid
Lý thuyết hóa 12 bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa
Lý thuyết hóa 12 bài 3: Glucose và fructose
Lý thuyết hóa 12 bài 4: Saccharose và maltose
Lý thuyết hóa 12 bài 5: Tinh bộ và cellulose
Lý thuyết hóa 12 bài 7: Amino acid và peptide
Lý thuyết hóa 12 bài 8: Protein và enzyme
Lý thuyết hóa 12 bài 9: Đại cương về polymer
Lý thuyết hóa 12 bài 10: Chất dẻo và vật liệu composite
Lý thuyết hóa 12 bài 11: Tơ - Cao su - Keo dán tổng hợp
Lý thuyết hóa 12 bài 12: Thế điện cực và nguồn điện hóa học
Lý thuyết hóa 12 bài 13: Điện phân
Lý thuyết hóa 12 bài 14: Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. Tính chất kim loại
Lý thuyết hóa 12 bài 15: Các phương pháp tách kim loại
Lý thuyết hóa 12 bài 16: Hợp kim - Sự ăn mòn kim loại
Lý thuyết hóa 12 bài 17: Nguyên tố nhóm IA
Lý thuyết hóa 12 bài 18: Nguyên tố nhóm IIA
Lý thuyết hóa 12 bài 19: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất
Lý thuyết hóa 12 bài 20: Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại