Lý thuyết Hóa 12 bài 13: Điện phân, sách chân trời sáng tạo, giúp các em hiểu Điện phân là gì? nguyên tắc điện phân nóng chảy, điện phân dung dịch và ứng dụng?
Vậy khái niệm Điện phân là gì? nguyên tắc điện phân nóng chảy, điện phân dung dịch và ứng dụng của phương pháp điện phân là gì? được hayhochoi trình bày ngắn gọn, dễ hiểu trong bài viết này.
Điện phân là quá trình oxi hoá - khử xảy ra trên bề mặt các điện cực khi có dòng điện một chiều đi qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li.
- Nguyên tắc:
+ Tại cathode (điện cực âm): xảy ra quá trình khử ion dương.
+ Tại anode (điện cực dương): xảy ra quá trình oxi hoá ion âm.
- Ví dụ: Điện phân nóng chảy NaCl:
+ Khi nóng chảy, NaCl phân li thành ion: NaCl → Na+ + Cl-.
+ Khi dòng điện một chiều có hiệu điện thế phù hợp đi qua NaCl nóng chảy, ion Cl- di chuyển về cực dương, ion Na+ di chuyển về cực âm.
Ở cực âm (cathode) xảy ra quá trình khử ion Na+:
Na+ + e → Na
Ở cực dương (anode) xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl-:
Cl- → ½Cl2 + e
Quá trình điện phân NaCl nóng chảy có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:
Phương trình hoá học của quá trình điện phân NaCl nóng chảy:
NaCl Na + ½Cl2
- Nguyên tắc: Nguyên tắc điện phân dung dịch:
+ Ở cathode, ưu tiên điện phân chất có tính oxi hoá mạnh hơn;
+ Ở anode, ưu tiên điện phân chất có tính khử mạnh hơn.
Chú ý: Khi điện phân dung dịch, ngoài các ion của chất điện phân, còn có sự tham gia của dung môi H2O.
- Ví dụ: Điện phân dung dịch CuSO4, điện cực graphite (than chì)
+ Ở cathode có thể xảy ra sự khử ion Cu2+ hoặc H2O. Tuy nhiên, ion Cu2+ dễ bị khử hơn H2O nên Cu2+ được ưu tiên điện phân trước:
Cu2+ + 2e → Cu
+ Ở anode có thể xảy ra sự oxi hoá ion SO42- hoặc H2O. Tuy nhiên, H2O dễ bị oxi hoá hơn nên H2O được ưu tiên điện phân trước:
H2O → ½O2 + 2H+ + 2e
Sơ đồ điện phân:
Phương trình hóa học của phản ứng điện phân:
CuSO4 + H2O Cu + ½O2 + H2SO4
Hiện tượng điện phân có nhiều ứng dụng trong thực tiễn sản xuất và đời sống như luyện kim, tinh chế kim loại, mạ điện,...Ví dụ:
+ Kim loại nhôm được sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân nóng chảy aluminium oxide (Al2O3), điện cực than chì, khi có mặt cryolite (Na3AlF6) nóng chảy.
+ Phương pháp điện phân với anode tan được dùng để tinh chế một số kim loại như Cu, Ag,...Phương phápnày cũng được sử dụng trong kĩ thuật mạ điện nhằm mục đích bảo vệ kim loại không bị ăn mòn và làm chúng trở nên sáng bóng, đẹp với lớp mạ rất mỏng. Trong kĩ thuật mạ điện, anode là kim loại dùng để mạ (như Ag, Cu, Au, Cr, Ni, Sn, ...) và cathode là vật cần mạ.
Với nội dung bài viết về: Điện phân là gì? nguyên tắc điện phân nóng chảy, điện phân dung dịch và ứng dụng? Hóa 12 bài 13 CTST chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Hoá 12 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
> Xem thêm Lý thuyết Hóa 12 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết hóa 12 bài 1: Ester - Lipid
Lý thuyết hóa 12 bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa
Lý thuyết hóa 12 bài 3: Glucose và fructose
Lý thuyết hóa 12 bài 4: Saccharose và maltose
Lý thuyết hóa 12 bài 5: Tinh bộ và cellulose
Lý thuyết hóa 12 bài 7: Amino acid và peptide
Lý thuyết hóa 12 bài 8: Protein và enzyme
Lý thuyết hóa 12 bài 9: Đại cương về polymer
Lý thuyết hóa 12 bài 10: Chất dẻo và vật liệu composite
Lý thuyết hóa 12 bài 11: Tơ - Cao su - Keo dán tổng hợp
Lý thuyết hóa 12 bài 12: Thế điện cực và nguồn điện hóa học
Lý thuyết hóa 12 bài 13: Điện phân
Lý thuyết hóa 12 bài 14: Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. Tính chất kim loại
Lý thuyết hóa 12 bài 15: Các phương pháp tách kim loại
Lý thuyết hóa 12 bài 16: Hợp kim - Sự ăn mòn kim loại
Lý thuyết hóa 12 bài 17: Nguyên tố nhóm IA
Lý thuyết hóa 12 bài 18: Nguyên tố nhóm IIA
Lý thuyết hóa 12 bài 19: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất
Lý thuyết hóa 12 bài 20: Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại