Công thức cấu tạo của Tinh bột, Cellulose? tính chất hóa học, ứng dụng của tinh bột và Cellulose? Hóa 12 bài 5 CTST

11:51:1808/10/2024

Lý thuyết Hóa 12 bài 5: Tinh bột và Cellulose sách chân trời sáng tạo giúp các em hiểu công thức cấu tạo của Tinh bột, Cellulose; trạng thái tự nhiên, tính chất hóa học và Ứng dụng của Tinh bột và Cellulose.

Vậy Công thức cấu tạo Tinh bột, Cellulose như nào? Trạng thái tự nhiên cũng như tính chất hóa học của Tinh bột và Cellulose ra sao? Ứng dụng của Tinh bột, Cellulose là gì? được hayhochoi trình bày ngắn gọn, dễ hiểu trong bài viết này.

I. Trạng thái tự nhiên và công thức cấu tạo của tinh bột, cellulose

1. Trạng thái tự nhiên của tinh bột, Cellulose

- Tinh bột là chất rắn màu trắng, hầu như không tan trong nước lạnh, tan một phần trong nước nóng tạo thành hồ tinh bột. Tinh bột có nhiều trong các loại hạt (gạo, ngô, đậu, ...), quả (chuối xanh…).

- Cellulose là chất rắn, dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước và các dung môi hữu cơ thông thường. Cellulose là thành phần chính của thành tế bào thực vật.

2. Công thức cấu tạo của tinh bột và cellulose

a) Tinh bột

- Tinh bột là polysaccharide, gồm amylose và amylopectin. Tinh bột có công thức phân tử là (C6H10O5)n.

 Amylose: tạo bởi nhiều đơn vị α-glucose, nối với nhau qua liên kết α-1,4-glycoside hình thành chuỗi dài xoắn, không phân nhánh.

Phân tử amylose

Amylopectin: tạo bởi nhiều đơn vị α-glucose, nối với nhau qua liên kết α-1,4-glycoside, tạo thành các đoạn mạch. Do có thêm liên kết α-1,6-glycoside nối giữa các đoạn mạch nên amylopectin có mạch phân nhánh.

Phân tử Amylopectin

Chú ý: Liên kết -1,4-glycoside làm cho phân tử tinh bột thực tế không duỗi thẳng mà xoắn thành hình lò xo.

Phân tử tinh bột xoắn thành hình lò xo

b) Cellulose

Công thức phân tử của cellulose là (C6H10O5)n. Khác với tinh bột, phân tử cellulose tạo bởi nhiều đơn vị β-glucose, nối với nhau qua liên kết β-1,4-glycoside, tạo thành chuỗi dài, không phân nhánh.

Phân tử Cellulose

Chú ý: Trong phân tử cellulose, mỗi mắt xích C6H10O5 có 3 nhóm OH nên có thể viết là [C6H7O2(OH)3]n.

II. Tính chất hoá học cơ bản của tinh bột và cellulose

1. Phản ứng thuỷ phân

- Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường acid tạo thành glucose.

Phản ứng Thủy phân tinh bột

Tinh bột cũng bị thuỷ phân nhờ các enzyme trong quá trình tiêu hoá thành dextrin (C6H10O5)x (x < n), maltose và thành glucose.

- Trong môi trường acid hoặc enzyme, cellulose cũng bị thuỷ phân hoàn toàn tạo thành glucose.

Phản ứng thủy phân CelluloseĐộng vật nhai lại có thể tiêu hoá được cellulose vì chúng có vi khuẩn Ruminocoaus trong dạ cỏ. Những vi khuẩn này tạo ra cellulase là enzyme có thể thuỷ phân cellulose thành glucose.

2. Phản ứng của hồ tinh bột với iodine

Tinh bột tác dụng với iodine tạo hợp chất có màu xanh tím. Đây là phản ứng đặc trưng để nhận biết tinh bột.

Tương tác giữa tinh bột và iodine

3. Phản ứng của cellulose với nitric acid

Cellulose tác dụng với hỗn hợp nitric acid đặc và sulfuric acid đặc thường tạo thành cellulose dinitrate và cellulose trinitrate.

* Ví dụ: Phản ứng của cellulose với nitric acid

Cellulose trinitrate cháy nhanh, không khói, không tàn, được sử dụng làm thuốc súng.

Cellulose và Cellulose trinitrate

4. Phản ứng của cellulose với nước Schweizer

Cellulose tan trong nước Shweizer.

IV. Sự chuyển hoá tinh bột trong cơ thể, sự tạo thành tinh bột trong cây xanh, ứng dụng của tinh bột và cellulose

- Khi ăn tinh bột, enzyme trong nước bọt (amylase) phân giải tinh bột thành dextrin, maltose. Ở ruột, dextrin, maltose tiếp tục bị thuỷ phân thành glucose nhờ enzyme trong dịch ruột. Glucose được hấp thụ qua thành ruột vào máu, đi đến các tế bào trong cơ thể. Glucose còn dư được lưu trữ dưới dạng glycogen trong gan và cơ.

- Trong tự nhiên, nhờ năng lượng của ánh sáng mặt trời và chất diệp lục chlorophyll trong lá cây mà thực vật tổng hợp được glucose từ CO2 và H2O. Quá trình quang hợp xảy ra như sau:

6CO2 + 6H2 C6H12O6 + 6O2

- Các phân tử glucose kết hợp với nhau thành tinh bột:

nC6H12O6 → (C6H10O5)n + nH2O

- Tinh bột được dùng làm lương thực, điều chế glucose,…Cellulose dùng để sản xuất sơn mài, thuốc súng không khói, tơ visco, giấy bóng kính, ....

Với nội dung bài viết về: Công thức cấu tạo của Tinh bột, Cellulose? tính chất hóa học, ứng dụng của tinh bột và Cellulose? Hóa 12 bài 5 CTST chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Hoá 12 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

> Xem thêm Lý thuyết Hóa 12 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết hóa 12 bài 1: Ester - Lipid

Lý thuyết hóa 12 bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa

Lý thuyết hóa 12 bài 3: Glucose và fructose

Lý thuyết hóa 12 bài 4: Saccharose và maltose

Lý thuyết hóa 12 bài 5: Tinh bộ và cellulose

Lý thuyết hóa 12 bài 6: Amine

Lý thuyết hóa 12 bài 7: Amino acid và peptide

Lý thuyết hóa 12 bài 8: Protein và enzyme

Lý thuyết hóa 12 bài 9: Đại cương về polymer

Lý thuyết hóa 12 bài 10: Chất dẻo và vật liệu composite

Lý thuyết hóa 12 bài 11: Tơ - Cao su - Keo dán tổng hợp

Lý thuyết hóa 12 bài 12: Thế điện cực và nguồn điện hóa học

Lý thuyết hóa 12 bài 13: Điện phân

Lý thuyết hóa 12 bài 14: Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. Tính chất kim loại

Lý thuyết hóa 12 bài 15: Các phương pháp tách kim loại

Lý thuyết hóa 12 bài 16: Hợp kim - Sự ăn mòn kim loại

Lý thuyết hóa 12 bài 17: Nguyên tố nhóm IA

Lý thuyết hóa 12 bài 18: Nguyên tố nhóm IIA

Lý thuyết hóa 12 bài 19: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

Lý thuyết hóa 12 bài 20: Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan