Ester - Lipid là gì? Đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí, hóa học của Ester Lipid, điều chế và ứng dụng? Hóa 12 bài 1 CTST

10:19:1208/10/2024

Lý thuyết Hóa 12 bài 1: Ester - Lipid sách chân trời sáng tạo giúp các em hiểu khái niệm Ester, Lipid, đặc điểm cấu tạo cũng như tính chất hóa học của Ester, Lipid; Cách điều chế và ứng dụng của Ester - Lipid.

Vậy Ester là gì? Lipid là gì? Đặc điểm, cấu tạo, tính chất vật lí và hóa học của của Ester, Lipid là gì? Cách điều chế và ứng dụng của Ester Lipid ra sao? được hayhochoi trình bày ngắn gọn, dễ hiểu trong bài viết này.

A. ESTER

1. Ester là gì?

Khái niệm ester: Khi thay nhóm OH trong nhóm carboxyl của carboxylic acid bằng nhóm OR' thì được ester. Trong đó, R' là gốc hydrocarbon.

* Ví dụ:

Khái niệm ester và ví dụ

2. Đặc điểm cấu tạo và cách gọi tên ester

- Ester đơn chức có công thức chung là R-COO-R’, trong đó R là gốc hydrocarbon hoặc nguyên tử H, R’ là gốc hydrocarbon.

- Quy tắc gọi tên ester đơn chức:

Tên ester RCOOR’ = Tên gốc R’ + Tên gốc acid RCOO

* Ví dụ:

HCOOCH3: methyl formate hay methyl methanoate

CH3COOC2H5: ethyl acetate hay ethyl ethanoate

CH3COOCH2CH2CH3: propyl acetate hay propyl ethanoate

CH2=CHCOOCH3: methyl acrylate hay methyl propenoate

3. Tính chất vật lí của ester

- Do không có liên kết hydrogen giữa các phân tử, ester có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiệt độ sôi của carboxylic acid và alcohol có cùng số nguyên tử carbon hoặc có khối lượng phân tử tương đương.

- Ester là những chất lỏng hoặc rắn ở điều kiện thường, hầu hết nhẹ hơn nước, thường ít tan trong nước. Một số ester có mùi thơm của hoa, quả chín như: ethyl butyrate có mùi dứa chín, isoamyl acetate có mùi chuốichín,...

4. Tính chất hoá học của ester

- Phản ứng hoá học đặc trưng của ester là phản ứng thủy phân. Phản ứng thủy phân ester trong môi trường acid như HCl, H2SO4,... thường là phản ứng thuận nghịch.

* Ví dụ:

CH3COOC2H5 + HOH  CH3COOH + C2H5OH

- Ester cũng bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch kiềm như NaOH, KOH,... Phản ứng này được gọi là phản ứng xà phòng hoá và xảy ra một chiều.

 

* Ví dụ:

C2H5COOCH3 + KOH  C2H5COOK + CH3OH

5. Điều chế và ứng dụng của ester

- Ester thường được điều chế bằng cách đun hỗn hợp carboxylic acid, alcohol và dung dịch sulfuric acid đặc. Khi đó xảy ra phản ứng ester hoá.

* Ví dụ:

CH3COOH + HOC2H CH3COOC2H5 + HOH

- Nhiều ester được dùng làm dung môi. Ví dụ: ethyl acetate được sử dụng để tách caffeine khỏi cà phê, butyl acetate hoà tan cellulose nitrate tạo sơn mài,...

- Methyl methacrylate được dùng để điều chế poly(methyl methacrylate) dùng trong sản xuất răng giả, kính áp tròng, xi măng sinh học trong chấn thương chỉnh hình, ...

- Do có mùi thơm, một số ester được dùng làm hương liệu trong công nghiệp thực phẩm, mĩ phẩm, ...

B. CHẤT BÉO

1. Khái niệm về lipid, chất béo, acid béo

- Lipid là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi không phân cực như ether, chloroform, carbon tetrachloride,...

- Lipid bao gồm chất béo, sáp, steroid, phospholipid,...

- Chất béo (triglyceride) là thành phần chính của mỡ động vật và dầu thực vật.

- Chất béo là triester của glycerol với các acid béo.

- Công thức cấu tạo tổng quát của chất béo:

Công thức cấu tạo của chất béo

(R, R', R" là gốc hydrocarbon của các acid béo, có thể giống hoặc khác nhau)

- Acid béo là các carboxylic acid đơn chức, thường có mạch hở, không phân nhánh và có số nguyên tử carbon chẵn (khoảng 12-24 nguyên tử carbon).

- Một số acid béo thường gặp được thể hiện trong bảng:

Bảng Một số acid béo thường gặp

- Với acid béo không no, số thứ tự chỉ vị trí liên kết đôi đầu tiên tính từ đuôi CH3 là n thì acid béo thuộc nhóm omega-n.

2. Tính chất vật lí của chất béo

- Chất béo đều nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi không phân cực như benzene, ether,... Do có khối lượng phân tử lớn nên chất béo thường có nhiệt độ sôi cao.

- Ở nhiệt độ thường, chất béo chứa nhiều gốc acid béo không no thường ở thể lỏng (có nhiều trong dầu thực vật), chất béo chứa nhiều gốc acid béo no thường ở thể rắn (có nhiều trong mỡ động vật).

3. Tính chất hoá học của chất béo

- Chất béo cũng có phản ứng đặc trưng của ester là phản ứng thủy phân. Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm, thu được sản phẩm gồm glycerol và các muối tương ứng của acid béo (thành phần chính của xà phòng).

* Ví dụ:

Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm

- Trong chế biến thực phẩm, người ta hydrogen hoá chất béo lỏng để được chất béo rắn.

* Ví dụ:

Phản ứng hydrogen hóa chất béo

- Do có chứa các liên kết đôi >C=C< trong phân tử nên chất béo không no bị oxi hoá chậmbởi oxygen trong không khí tạo ra các chất có mùi khó chịu, làm cho dầu mỡ bị ôi.

4. Ứng dụng của chất béo và acid béo (omega-3 và omega-6)

- Chất béo là thức ăn quan trọng của con người. Trong cơ thể, chất béo bị oxi hoá thành COvà H2O, giải phóng năng lượng cho cơ thể. Chất béo dư thừa được tích luỹ vào các mô mỡ. Do đó, trong cơ thể chất béo là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng.

Một số acid béo Omega 3 và Omega 6 cần thiết cho cơ thể

- Acid béo omega-3 và omega-6 đều có lợi cho sức khoẻ tim mạch, ngăn ngừa các bệnh về tim, động mạch vành, trong đó a-linolenic acid và linoleic acid là hai acid béo thiết yếu vì cơ thể không thể tự tổng hợp được mà phải lấy từ nguồn thực phẩm bên ngoài.

Với nội dung bài viết về: Ester - Lipid là gì? Đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí, hóa học của Ester Lipid, điều chế và ứng dụng? Hóa 12 bài 1 CTST chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Hoá 12 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

> Xem thêm Lý thuyết Hóa 12 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết hóa 12 bài 1: Ester - Lipid

Lý thuyết hóa 12 bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa

Lý thuyết hóa 12 bài 3: Glucose và fructose

Lý thuyết hóa 12 bài 4: Saccharose và maltose

Lý thuyết hóa 12 bài 5: Tinh bộ và cellulose

Lý thuyết hóa 12 bài 6: Amine

Lý thuyết hóa 12 bài 7: Amino acid và peptide

Lý thuyết hóa 12 bài 8: Protein và enzyme

Lý thuyết hóa 12 bài 9: Đại cương về polymer

Lý thuyết hóa 12 bài 10: Chất dẻo và vật liệu composite

Lý thuyết hóa 12 bài 11: Tơ - Cao su - Keo dán tổng hợp

Lý thuyết hóa 12 bài 12: Thế điện cực và nguồn điện hóa học

Lý thuyết hóa 12 bài 13: Điện phân

Lý thuyết hóa 12 bài 14: Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. Tính chất kim loại

Lý thuyết hóa 12 bài 15: Các phương pháp tách kim loại

Lý thuyết hóa 12 bài 16: Hợp kim - Sự ăn mòn kim loại

Lý thuyết hóa 12 bài 17: Nguyên tố nhóm IA

Lý thuyết hóa 12 bài 18: Nguyên tố nhóm IIA

Lý thuyết hóa 12 bài 19: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

Lý thuyết hóa 12 bài 20: Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan