Lý thuyết Hóa 12 bài 7: Amino acid và Peptide sách chân trời sáng tạo giúp các em hiểu khái niệm Peptide, Amino acid là gì? tính chất hóa học, tính chất vật lí của Amino acid, Peptide, đặc điểm cấu tạo Amino acid.
Vậy khái niệm Peptide và Amino acid là gì? tính chất hóa học và tính chất vật lí của Amino acid, Peptide như nào? Đặc điểm cấu tạo Amino acid ra sao? được hayhochoi trình bày ngắn gọn, dễ hiểu trong bài viết này.
- Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng thời nhóm carboxyl (-COOH) và nhóm amino (-NH2).
* Ví dụ:
- Amino acid có thể được phân loại theo vị trí a, b, g, ... (tương ứng với vị trí 2, 3, 4, ...) của nhóm NH2. Đa số amino acid trong tự nhiên là a-amino acid.
Mở rộng: Protein trong cơ thể được tạo thành từ khoảng 20 amino acid (amino acid tiêu chuẩn), chúng được chia thành hai nhóm: thiết yếu (cơ thể không tự tổng hợp được, phải được cung cấp qua thức ăn) và không thiết yếu (cơ thể có thể tự tổng hợp được).
- Glycine là amino acid đơn giản nhất. Một sốa - amino acid thường gặp:
- Amino acid thường được gọi bằng tên thông thường, như: glycine, alanine, valine,…
- Amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực:
- Amino acid tổn tại ở dạng ion lưỡng cực nên có tính phân cực mạnh, thường dễ hoà tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy cao.
- Ở điều kiện thường, amino acid là chất rắn, khi ở dạng kết tinh, chúng không màu.
- Amino acid có khả năng di chuyển khác nhau trong điện trường tuỳ thuộc pH của môi trường (tính chất điện di).
- Ví dụ: Trong môi trường acid mạnh (pH khoảng 1-2), glycine tồn tại chủ yếu ở dạng cation, bị di chuyển về phía cực âm dưới tác dụng của điện trường. Ở pH khoảng 6, glycine tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực, không bị di chuyển trong điện trường. Ở pH lớn hơn 10, glycine chủ yếu tồn tại ở dạng anion, bị di chuyển về phía cực dương dưới tác dụng của điện trường.
a) Tính lưỡng tính
Trong dung dịch, amino acid phản ứng với base mạnh và acid mạnh. Ví dụ:
- Glycine phản ứng với dung dịch NaOH:
H2N-CH2-COOH + NaOH →→ H2N-CH2-COONa + H2O
- Glycine phản ứng với dung dịch HCl.
H2N-CH2-COOH + HCl →→ ClH3N-CH2-COOH
b) Phản ứng ester hoá
Khi có xúc tác acid mạnh, amino acid có phản ứng riêng của nhóm -COOH với alcohol.
* Ví dụ: Alanine phản ứng với ethyl alcohol khi có mặt HCl khan.
Ở điều kiện thích hợp, một số amino acid có thể tham gia phản ứng trùng ngưng, tạo thành polymer.
* Ví dụ:
- Peptide là hợp chất hữu cơ được hình thành từ các đơn vị a-amino acid liên kết với nhau qua liên kết peptide (-CO-NH-).
- Peptide được tạo thành từ 2, 3, 4,... đơn vị a-amino acid lần lượt được gọi là dipeptide, tripeptide, tetrapeptide, ... Peptide được tạo thành từ nhiều đơn vị a-amino acid được gọi là polypeptide
- Khi thuỷ phân hoàn toàn peptide bởi acid, base hoặc enzyme, tạo thành a -amino acid. - Khi thuỷ phân không hoàn toàn peptide có thể tạo thành các peptide nhỏ hơn.
* Ví dụ: Phản ứng thuỷ phân dipeptide Gly-Ala:
Peptide có từ 2 liên kết peptide trở lên phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiểm tạo thành phức chất màu tím đặc trứng, gọi là phản ứng màu biuret.
Với nội dung bài viết về: Peptide, Amino acid là gì? tính chất hóa học, vật lí của Amino acid, Peptide, cấu tạo Amino acid? Hóa 12 bài 7 CTST chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Hoá 12 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
> Xem thêm Lý thuyết Hóa 12 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết hóa 12 bài 1: Ester - Lipid
Lý thuyết hóa 12 bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa
Lý thuyết hóa 12 bài 3: Glucose và fructose
Lý thuyết hóa 12 bài 4: Saccharose và maltose
Lý thuyết hóa 12 bài 5: Tinh bộ và cellulose
Lý thuyết hóa 12 bài 7: Amino acid và peptide
Lý thuyết hóa 12 bài 8: Protein và enzyme
Lý thuyết hóa 12 bài 9: Đại cương về polymer
Lý thuyết hóa 12 bài 10: Chất dẻo và vật liệu composite
Lý thuyết hóa 12 bài 11: Tơ - Cao su - Keo dán tổng hợp
Lý thuyết hóa 12 bài 12: Thế điện cực và nguồn điện hóa học
Lý thuyết hóa 12 bài 13: Điện phân
Lý thuyết hóa 12 bài 14: Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. Tính chất kim loại
Lý thuyết hóa 12 bài 15: Các phương pháp tách kim loại
Lý thuyết hóa 12 bài 16: Hợp kim - Sự ăn mòn kim loại
Lý thuyết hóa 12 bài 17: Nguyên tố nhóm IA
Lý thuyết hóa 12 bài 18: Nguyên tố nhóm IIA
Lý thuyết hóa 12 bài 19: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất
Lý thuyết hóa 12 bài 20: Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại