Lý thuyết Hóa 12 bài 3: Glucose và Fructose sách chân trời sáng tạo giúp các em hiểu khái niệm Glucose, Fructose, trạng thái tự nhiên, công thức cấu tạo cũng như tính chất hóa học của Glucose, Fructose; Ứng dụng của Glucose, Fructose.
Vậy Khái niệm Glucose và Fructose là gì? Trạng thái tự nhiên, Công thức cấu tạo cũng như tính chất hóa học của Glucose, Fructose ra sao? Ứng dụng của Glucose, Fructose để làm gì? được hayhochoi trình bày ngắn gọn, dễ hiểu trong bài viết này.
Các chất tinh bột, đường saccharose, glucose, fructose, cellulose có công thức chung là Cn(H2O)m nên có tên gọi là carbohydrate. Trong phân tử của chúng có nhiểu loại nhóm chức (tạp chức). Carbohydrate được chia làm 3 nhóm chủ yếu sau đây:
CARBOHYDRATE |
||
Monosaccharide |
Disaccharide |
Polysaccharide |
Là nhóm carbohydrate đơn giản nhất, không bị thuỷ phân. Ví dụ: glucose, fructose. |
Là nhóm carbohydrate phức tạp hơn, khi bị thuỷ phân hoàn toàn, mỗi phân tử tạo thành hai phân tử monosaccharide. Ví dụ: saccharose, maltose. |
Là nhóm carbohydrate phức tap nhất, khi bị thuỷ phân hoàn toàn, mỗi phân tử tạo thành nhiều phân tử monosaccharide. Ví dụ: tinh bột, cellulose. |
- Glucose là chất rắn, vị ngọt, dễ tan trong nước. Trong tự nhiên, glucose có trong nhiều loại trái cây chín. Ở người trưởng thành, khoẻ mạnh lượng glucose trong máu trước hơn khi ăn khoảng 4,4 - 7,2 mmol/L (hay 80 - 130 mg/dL).
- Fructose là chất rắn, dễ tan trong nước, có vị ngọt hơn glucose. Fructose cũng có trong một số trái cây chín. Mật ong chứa trung bình 40% fructose và 30% glucose theo khối lượng.
- Glucose và fructose có cùng công thức phần tử C6H12O6, đều tổn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng.
- Trong dung dịch, glucose tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh và fructose tổn tại chủ yếu ở dạng vòng 5 cạnh. Dạng mạch vòng và dạng mạch hở có thể chuyển hoá lẫn nhau như sau:
Nhóm -OH ở vị trí số 1 trong glucose dạng mạch vòng gọi là -OH hemiacetal.
Nhóm -OH ở vị trí số 2 trong fructose dạng mạch vòng gọi là -OH hemiketal.
a) Tính chất của polyalcohol
Tương tự như dung dịch glucose, dung dịch fructose cũng có khả năng hoà tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O
b) Tính chất của aldehyde
* Phản ứng với thuốc thử Tollens
- Glucose phản ứng với thuốc thử Tollens trong điều kiện đun nóng nhẹ tạo bạc kim loại.
CH2OH-[CHOH]4-CHO + 2[Ag(NH3)2]OH CH2OH-[CHOH]4-COONH4 + 2Ag + 3NH3+H2O
- Tuy không có nhóm -CHO trong phân tử, nhưng trong môi trường kiểm, fructose chuyển hoá thành glucose, nên có phản ứng với thuốc thử Tollens tương tự glucose.
* Phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường base, đun nóng
Dung dịch glucose và fructose đều phản ứng được với Cu(OH)2 trong môi trường base đun nóng tạo kết tủa đỏ gạch.
CH2OH-[CHOH]4-CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH CH2OH-[CHOH]4-COONa + Cu2O +3H2O
* Phản ứng với nước bromine
Nhóm -CHO trong glucose bị oxi hoá bởi nước bromine thành nhóm -COOH theo phương trình hoá học:
CH2OH-[CHOH]4-CHO + Br2 +H2O CH2OH-[CHOH]4-COOH + 2HBr
c) Phản ứng lên men
Dưới tác dụng của các xúc tác enzyme khác nhau, glucose có thể tạo ra các sản phẩm khác nhau.
Lên men rượu: C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
Lên men lactic: C6H12O6 2CH3CH(OH)COOH
d) Tính chất riêng cùa nhóm hemiacetal
Nhóm -OH hemiacetal của glucose có khả năng phản ứng với methanol khi có mặt HCl khan tạo thành methyl glucoside.
- Glucose là chất dinh dưỡng có giá trị đối với con người do có thể hấp thụ trực tiếp vào máu để đi đến các mô và tế bào của cơ thể. Glucose còn được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm như sản xuất bánh kẹo, ethyl alcohol,...
- Fructose cũng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất siro, kẹo, mứt, nước trái cây đóng hộp,...
Với nội dung bài viết về: Khái niệm Glucose, Fructose? Công thức cấu tạo, tính chất hóa học, ứng dụng của Glucose, Fructose? Hóa 12 bài 3 CTST chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Hoá 12 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
> Xem thêm Lý thuyết Hóa 12 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết hóa 12 bài 1: Ester - Lipid
Lý thuyết hóa 12 bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa
Lý thuyết hóa 12 bài 3: Glucose và fructose
Lý thuyết hóa 12 bài 4: Saccharose và maltose
Lý thuyết hóa 12 bài 5: Tinh bộ và cellulose
Lý thuyết hóa 12 bài 7: Amino acid và peptide
Lý thuyết hóa 12 bài 8: Protein và enzyme
Lý thuyết hóa 12 bài 9: Đại cương về polymer
Lý thuyết hóa 12 bài 10: Chất dẻo và vật liệu composite
Lý thuyết hóa 12 bài 11: Tơ - Cao su - Keo dán tổng hợp
Lý thuyết hóa 12 bài 12: Thế điện cực và nguồn điện hóa học
Lý thuyết hóa 12 bài 13: Điện phân
Lý thuyết hóa 12 bài 14: Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. Tính chất kim loại
Lý thuyết hóa 12 bài 15: Các phương pháp tách kim loại
Lý thuyết hóa 12 bài 16: Hợp kim - Sự ăn mòn kim loại
Lý thuyết hóa 12 bài 17: Nguyên tố nhóm IA
Lý thuyết hóa 12 bài 18: Nguyên tố nhóm IIA
Lý thuyết hóa 12 bài 19: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất
Lý thuyết hóa 12 bài 20: Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại