Khái niệm Xà phòng và chất giặt rửa? Đặc điểm cấu tạo, tính chất, phương pháp sản xuất, sử dụng? Hóa 12 bài 2 CTST

10:38:5808/10/2024

Lý thuyết Hóa 12 bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa, sách chân trời sáng tạo giúp các em hiểu Khái niệm Xà phòng và chất giặt rửa? Đặc điểm cấu tạo, tính chất, phương pháp sản xuất xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp, cách sử dụng hợp lí và an toàn?

Vậy Khái niệm Xà phòng và chất giặt rửa là gì? Đặc điểm cấu tạo, tính chất, phương pháp sản xuất xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp như nào? cách sử dụng hợp lí an toàn trong đời sống ra sao? được hayhochoi trình bày ngắn gọn, dễ hiểu trong bài viết này.

I. Khái niệm, đăc điểm cấu tạo và tính chất giặt rửa của xà phòng và chất giặt rửa tự nhiên, tổng hợp

1. Khái niệm xà phòng và chất giặt rửa tự nhiên, tổng hợp

- Xà phòng là hỗn hợp muối sodium hoặc potassium của các acid béo và một số chất phụ gia. Các chất phụ gia trong xà phòng có thể là chất độn, giúp tăng độ cứng, hạ giá thành; chất diệt khuẩn; chất tạo hương; ...

- Một số chất giặt rửa sẵn có trong tự nhiên để tắm gội, giặt giũ như nước bồ hòn, bồ kết, ... được gọi là chất giặt rửa tự nhiên.

- Chất giặt rửa tổng hợp có tính năng giặt rửa tương tự xà phòng. Chất giặt rửa tổng hợp thường là các muối sodium như sodium alkylsulfate, sodium alkylbenzenesulfonate, ...

2. Đặc điểm cấu tạo, tính chất giặt rửa của xà phòng và chất giặt rửa tự nhiên, tổng hợp

- Các phân tử xà phòng RCOONa hoặc RCOOK đều có đặc điểm cấu tạo gồm đầu ưa nước gắn với đuôi dài kị nước.

* Ví dụ: Xà phòng sodium palmitate

Đặc điểm cấu tạo tính chất xà phòng và chất giặt rửa

Cấu trúc này làm phân tử xà phòng "vừa ưa nước, vừa ưa dầu". Khi hoà tan xà phòng vào nước, tạo thành dung dịch xà phòng có sức căng bể mặt nhỏ, làm cho vật cần giặt rửa dễ thấm ướt. Phân tử xà phòng có khả năng xâm nhập vào vết bẩn dầu mỡ nhờ gốc R và kéo các vết bẩn dầu mỡ vào nước nhờ đẩu COO-. Kết quả là các phân tử dầu mỡ bị xà phòng cuốn khỏi vết bẩn.

- Phân tử nhửng chất giặt rửa tự nhiên, tổng hợp cũng có đặc điểm cấu tạo gồm có đầu ửa nước và đuôi kị nước, do đó cũng có tính chất giặt rửa giống như xà phòng.

* Ví dụ: Chất giặt rửa tổng hợp sodium laurylsulfate

Đặc điểm cấu tạo tính chất xà phòng và chất giặt rửa

II. Phương pháp sản xuất xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp

1. Phương pháp sản xuất xà phòng

 

Trong công nghiệp, xà phòng được sản xuất từ nguyên liệu chính là chất béo và sodium hydroxide hoặc potassium hydroxide (phản ứng xà phòng hoá). Ngoài ra, xà phòng cũng có thể sản xuất từ nguồn hydrocarbon trong dầu mỏ theo sơ đồ sau:

Phương pháp sản xuất xà phòng

2. Phương pháp sản xuất chất giặt rửa tổng hợp

Chất giặt rửa tổng hợp được sản xuất từ các sản phẩm của dầu mỏ theo sơ đồ sau:

Phương pháp sản xuất chất giặt rửa tổng hợp

III. Cách sử dụng hợp lí, an toàn xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp trong đời sống

- Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp đều có khả năng làm sạch bụi bẩn, dầu mỡ bám trên các bề mặt.

- Không nên dùng xà phòng giặt rửa trong nước cứng (nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+) do muối của các kim loại này với các acid béo thường ít tan, ...và gây hại cho áo, quần sau khi giặt.

- Có thể sử dụng chất giặt rửa tổng hợp với cả nước cứng, do chất giặt rửa tổng hợp không tạo muối khó tan với Ca2+, Mg2+. Tuy nhiên, nhược điểm của chất giặt rửa tổng hợp so với xà phòng là một số chất giặt rửa tổng hợp khó bị phân huỷ sinh học, do đó gây ô nhiễm môi trường.

Với nội dung bài viết về: Khái niệm Xà phòng và chất giặt rửa? Đặc điểm cấu tạo, tính chất, phương pháp sản xuất, cách sử dụng xà phòng chất giặt rửa tổng hợp? Hóa 12 bài 2 CTST chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Hoá 12 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

> Xem thêm Lý thuyết Hóa 12 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết hóa 12 bài 1: Ester - Lipid

Lý thuyết hóa 12 bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa

Lý thuyết hóa 12 bài 3: Glucose và fructose

Lý thuyết hóa 12 bài 4: Saccharose và maltose

Lý thuyết hóa 12 bài 5: Tinh bộ và cellulose

Lý thuyết hóa 12 bài 6: Amine

Lý thuyết hóa 12 bài 7: Amino acid và peptide

Lý thuyết hóa 12 bài 8: Protein và enzyme

Lý thuyết hóa 12 bài 9: Đại cương về polymer

Lý thuyết hóa 12 bài 10: Chất dẻo và vật liệu composite

Lý thuyết hóa 12 bài 11: Tơ - Cao su - Keo dán tổng hợp

Lý thuyết hóa 12 bài 12: Thế điện cực và nguồn điện hóa học

Lý thuyết hóa 12 bài 13: Điện phân

Lý thuyết hóa 12 bài 14: Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. Tính chất kim loại

Lý thuyết hóa 12 bài 15: Các phương pháp tách kim loại

Lý thuyết hóa 12 bài 16: Hợp kim - Sự ăn mòn kim loại

Lý thuyết hóa 12 bài 17: Nguyên tố nhóm IA

Lý thuyết hóa 12 bài 18: Nguyên tố nhóm IIA

Lý thuyết hóa 12 bài 19: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

Lý thuyết hóa 12 bài 20: Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan