Lý thuyết Hóa 12 bài 4: Saccharose và Maltose sách chân trời sáng tạo giúp các em hiểu công thức cấu tạo của Saccharose, Maltose, trạng thái tự nhiên, tính chất hóa học của Saccharose và Ứng dụng của Saccharose, Maltose.
Vậy Công thức cấu tạo Saccharose, Maltose như nào? Trạng thái tự nhiên cũng như tính chất hóa học của Saccharose ra sao? Ứng dụng của Saccharose, Maltose là gì? được hayhochoi trình bày ngắn gọn, dễ hiểu trong bài viết này.
- Saccharose còn được gọi là dường ăn, là chất rắn, vị ngọt, dễ tan trong nước. Saccharose có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường,... và được tiêu thụ với lượng lớn trên toàn cầu.
- Maltose cũng là chất rắn, vị ngọt, dễ tan trong nước. Khác với saccharose, maltose có trong ngũ cốc nảy mầm, các loại thực vật, rau quả, ... Maltose chủ yếu được tạo ra trong quá trình thuỷ phân tinh bột.
- Saccharose và maltose đều là các disaccharide có công thức phân tử là C12H22O11. Phân tử saccharose được tạo bởi một đơn vị α-glucose và một đơn vị β-fructose, liên kết với nhau qua nguyên tử oxygen giữa C1 của đơn vị α-glucose và C2 của đơn vị β-fructose:
- Khác với saccharose, phân tử maltose được tạo bởi hai đơn vị glucose, liên kết với nhau qua nguyên tử oxygen giữa C1 của đơn vị glucose này và C4 của đơn vị glucose kia.
Công thức cấu tạo của Maltose (phân tử Maltose)
Dung dịch saccharose có khả năng hoà tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O
Trong môi trường acid hoặc có enzyme làm xúc tác, saccharose bị thuỷ phân thành glucose và fructose.
C12H22O11 + H2O C6H12O6 (glucose) + C6H12O6 (fructose)
- Saccharose được sử dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm như chế biến nước giải khát, siro, bánh mứt, kẹo,... và trong sản xuất dược phẩm.
- Maltose cũng được sử dụng phổ biến trong sản xuất bánh kẹo và trong sản xuất bia.
Với nội dung bài viết về: Công thức cấu tạo Saccharose, Maltose? tính chất hóa học, ứng dụng của Saccharose? Hóa 12 bài 4 CTST chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Hoá 12 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
> Xem thêm Lý thuyết Hóa 12 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết hóa 12 bài 1: Ester - Lipid
Lý thuyết hóa 12 bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa
Lý thuyết hóa 12 bài 3: Glucose và fructose
Lý thuyết hóa 12 bài 4: Saccharose và maltose
Lý thuyết hóa 12 bài 5: Tinh bộ và cellulose
Lý thuyết hóa 12 bài 7: Amino acid và peptide
Lý thuyết hóa 12 bài 8: Protein và enzyme
Lý thuyết hóa 12 bài 9: Đại cương về polymer
Lý thuyết hóa 12 bài 10: Chất dẻo và vật liệu composite
Lý thuyết hóa 12 bài 11: Tơ - Cao su - Keo dán tổng hợp
Lý thuyết hóa 12 bài 12: Thế điện cực và nguồn điện hóa học
Lý thuyết hóa 12 bài 13: Điện phân
Lý thuyết hóa 12 bài 14: Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. Tính chất kim loại
Lý thuyết hóa 12 bài 15: Các phương pháp tách kim loại
Lý thuyết hóa 12 bài 16: Hợp kim - Sự ăn mòn kim loại
Lý thuyết hóa 12 bài 17: Nguyên tố nhóm IA
Lý thuyết hóa 12 bài 18: Nguyên tố nhóm IIA
Lý thuyết hóa 12 bài 19: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất
Lý thuyết hóa 12 bài 20: Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại