Lý thuyết Hóa 12 bài 14: Đặc điểm cấu tạo liên kết kim loại, tính chất kim loại, sách chân trời sáng tạo, giúp các em hiểu Tính chất hóa học của Kim loại? Tính chất vật lí, đặc điểm, cấu tạo nguyên tử liên kết kim loại?
Vậy Tính chất hóa học của Kim loạ, tính chất vật lí của kim loại như nào? Đặc điểm, cấu tạo nguyên tử và liên kết kim loại ra sao? được hayhochoi trình bày ngắn gọn, dễ hiểu trong bài viết này.
- Đa số các nguyên tử kim loại có số electron ở lớp ngoài cùng là 1, 2, 3.
Cấu hình electron nguyên tử cuả một số nguyên tố kim loại:
- Trong cùng chu kì, nguyên tử của nguyên tố kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với nguyên tử của nguyên tố phi kim.
Ở nhiệt độ thường, trừ thuỷ ngân ở thể lỏng, các kim loại khác ở thể rắn và có cấu tạo tinh thể. Trong tinh thể kim loại, ion kim loại nằm ở nút mạng, các electron hoá trị chuyển động tự do.
Trong tinh thể kim loại lực hút tĩnh điện giữa các ion dương ở nút mạng với các electron hoá trị chuyển động tự do tạo nên liên kết kim loại.
- Kim loại có tính chất vật lý chung: tính ánh kim, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và tính dẻo.
+ Kim loại có ánh kim vì electron tự do trong tinh thể kim loại phản xạ ánh sáng trong vùng nhìn thấy. Nhờ có ánh kim, một số kim loại được dùng làm đồ trang sức hay làm các vật dụng trang trí.
+ Kim loại dẫn điện vì electron tự do chuyển động từ hỗn loạn sang có hướng khi đặt một hiệu điện thế ở hai đầu kim loại. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al, Fe, ... Những kim loại có tính dẫn điện tốt được dùng làm dây dẫn điện như Cu, Al.
+ Kim loại dẫn nhiệt vì khi tăng nhiệt độ từ một vị trí ở đó ion kim loại dao động mạnh truyền năng lượng sang các electron tự do rồi các electron tự do truyền sang các ion kim loại lân cận …làm tăng nhiệt độ toàn khối kim loại.
Nhìn chung, những kim loại dẫn điện tốt thì cũng dẫn nhiệt tốt. Kim loại có tính dẫn dẫn nhiệt tốt có thể được dùng làm dụng cụ đun nấu.
+ Kim loại có tính dẻo là nhờ electron tự do liên kết các lớp mạng trong tinh thể với nhau và chúng có thể trượt lên nhau khi chịu tác dụng của một lực cơ học nhưng không tách rời khỏi nhau.
Những kim loại có tính dẻo cao như Au, Ag, Al, Cu, Sn, ... có thể được kéo sợi, rèn, dát mỏng…tạo nên các đồ vật khác nhau với nhiều hình dáng mẫu mã đẹp.
- Kim loại có một số tính chất vật lí riêng như khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy, độ cứng...
+ Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li(0,53 g/cm3) và lớn nhất là Os (22,59 g/cm3).
+ Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg (-39 °C) và cao nhất là W (3 410 °C). Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr (có thể cắt được kính), mềm nhất là các kim loại nhóm IA như K, Rb, Cs…
Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là tính khử:
M → Mn+ + ne
- Hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt …) có thể phản ứng với chlorine tạo thành muối chloride. Ví dụ:
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Mg + Cl2 MgCl2
- Hầu hết các kim loại có thể phản ứng với oxygen (trừ Ag, Au, Pt) tạo thành các oxide tương ứng. Ví dụ:
3Fe + 2O2 → Fe3O4
2Mg + O2 → 2MgO
- Nhiều kim loại có thể khử lưu huỳnh tạo thành các muối sulfide tương ứng. Phản ứng cần đun nóng (trừ Hg).
Fe + S FeS
Hg + S → HgS
Kim loại có thế điện cực chuẩn âm (EoMn+/M) có khả năng khử được ion H+ (dung dịch HCl, H2SO4 loãng) ở điều kiện chuẩn, giải phóng khí H2.
Ví dụ: EoFe2+/Fe = -0,44V < Eo2H+/H2 = 0,00V nên Fe phản ứng được với dung dịch HCl hoặc H2SO4 loãng sinh ra khí H2.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Fe + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2
- Trong nước nguyên chất (pH = 7):
Kim loại có EoMn+/M < -0,42V có thể phản ứng với nước tạo thành base và khí H2.
- Ví dụ: EoNa+/Na = -2,71V < -0,42V nên Na phản ứng được với nước tạo thành base và khí H2. Phương trình hoá học:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
- Kim loại có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn có khả năng khử được ion kim loại có thế điện cực chuẩn lớn hơn trong dung dịch muối ở điều kiện chuẩn.
- Ví dụ: Cho mẩu Zn vào dung dịch muối CuSO4 1M.
Do EoFe2+/Fe = -0,44V < EoCu2+/Cu = 0,34V nên:
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Với nội dung bài viết về: Tính chất hóa học của Kim loại? Tính chất vật lí, đặc điểm, cấu tạo nguyên tử liên kết kim loại? Hóa 12 bài 14 CTST chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Hoá 12 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
> Xem thêm Lý thuyết Hóa 12 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết hóa 12 bài 1: Ester - Lipid
Lý thuyết hóa 12 bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa
Lý thuyết hóa 12 bài 3: Glucose và fructose
Lý thuyết hóa 12 bài 4: Saccharose và maltose
Lý thuyết hóa 12 bài 5: Tinh bộ và cellulose
Lý thuyết hóa 12 bài 7: Amino acid và peptide
Lý thuyết hóa 12 bài 8: Protein và enzyme
Lý thuyết hóa 12 bài 9: Đại cương về polymer
Lý thuyết hóa 12 bài 10: Chất dẻo và vật liệu composite
Lý thuyết hóa 12 bài 11: Tơ - Cao su - Keo dán tổng hợp
Lý thuyết hóa 12 bài 12: Thế điện cực và nguồn điện hóa học
Lý thuyết hóa 12 bài 13: Điện phân
Lý thuyết hóa 12 bài 14: Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. Tính chất kim loại
Lý thuyết hóa 12 bài 15: Các phương pháp tách kim loại
Lý thuyết hóa 12 bài 16: Hợp kim - Sự ăn mòn kim loại
Lý thuyết hóa 12 bài 17: Nguyên tố nhóm IA
Lý thuyết hóa 12 bài 18: Nguyên tố nhóm IIA
Lý thuyết hóa 12 bài 19: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất
Lý thuyết hóa 12 bài 20: Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại