Giải KHTN 9 trang 78 Chân trời sáng tạo SGK

13:46:5731/05/2024

Hướng dẫn Giải KHTN 9 trang 78 Chân trời sáng tạo SGK bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại, một số phương pháp tách kim loại, chi tiết dễ hiểu để học sinh giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 SGK chân trời sáng tạo tốt hơn, giỏi hơn.

KHTN 9 trang 78 Chân trời sáng tạo: Vận dụng

Giải thích vì sao phòng thí nghiệm, kim loại sodium, potassium được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa.

Giải Vận dụng trang 78 KHTN 9 Chân trời sáng tạo:

Vì Na, K phản ứng mãnh liệt với nước, nên cần tránh Na và K tiếp xúc với hơi nước trong không khí.

KHTN 9 trang 78 Chân trời sáng tạo: Thảo luận 3

Tiến hành thí nghiệm 1 (thí nghiệm của Mg, Fe, Cu với dung dịch HCl) và nêu hiện tượng quan sát được. Viết phương trình hóa học của các phản ứng.

KHTN 9 trang 78 Chân trời sáng tạo: Thảo luận 3

Giải Thảo luận 3 trang 78 KHTN 9 Chân trời sáng tạo:

Ống nghiệm (1) và (2) mảnh Mg và đinh sắt tan dần, có bọt khí xuất hiện

Ống nghiệm (3) không có hiện tượng

Phương trình hóa học:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 

KHTN 9 trang 78 Chân trời sáng tạo: Thảo luận 4

Nhận xét mức độ hoạt động hóa học của kim loại Fe, Cu, Mg.

Giải Thảo luận 4 trang 78 KHTN 9 Chân trời sáng tạo:

Mg và Fe tác dụng với HCl, Cu không tác dụng với HCl nên Mg, Fe hoạt động hóa học mạnh hơn so với Cu.

Tốc độ thoát khí của ống nghiệm (1) nhanh hơn (2) chứng tỏ Mg có mức độ hoạt động hóa học mạnh hơn Fe

Kết luận: Mg > Fe > Cu.

KHTN 9 trang 78 Chân trời sáng tạo: Luyện tập

Khí nào sinh ra khi kim loại phản ứng với dung dịch HCl? Nêu ví dụ minh hoạt và viết phương trình hóa học của phản ứng.

Giải Luyện tập trang 78 KHTN 9 Chân trời sáng tạo:

Khí sinh ra khi kim loại phản ứng với dung dịch HCl là khí H2.

Ví dụ: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

KHTN 9 trang 78 Chân trời sáng tạo: Thảo luận 5

Tiến hành Thí nghiệm 2 (thí nghiệm của Cu với dung dịch ZnSO4 và AgNO3) và nêu hiện tượng quan sát được. Viết phương trình hóa học của phản ứng.

KHTN 9 trang 78 Chân trời sáng tạo: Thảo luận 5

Giải Thảo luận 5 trang 78 KHTN 9 Chân trời sáng tạo:

Ống nghiệm (1) không có hiện tượng gì

Ống nghiệm (2) dung dịch chuyển dần thành màu xanh lam và có lớp kim loại bám vào dây đồng

PTHH: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

KHTN 9 trang 78 Chân trời sáng tạo: Thảo luận 6

Nhận xét mức độ hoạt động hóa học của kim loại Cu, Zn, Ag.

Giải Thảo luận 6 trang 78 KHTN 9 Chân trời sáng tạo:

Cu không đẩy được Zn ra khỏi dung dịch ZnSO4 nên Cu hoạt động hóa học yếu hơn Zn

Cu đẩy được Ag ra khỏi dung dịch AgNO3 nên Cu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag

Kết luận: Zn > Cu > Ag.

Với nội dung Giải KHTN 9 trang 78 Chân trời sáng tạo chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

 Xem thêm Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo khác

Giải KHTN 9 trang 77 Chân trời sáng tạo SGK

Giải KHTN 9 trang 78 Chân trời sáng tạo SGK

Giải KHTN 9 trang 79 Chân trời sáng tạo SGK

Giải KHTN 9 trang 80 Chân trời sáng tạo SGK

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan