Hướng dẫn giải bài 42 trang 128 SGK Toán 9 Tập 1 cực hay, chi tiết dễ hiểu nhất để các em học sinh tham khảo
Bài 42 trang 128 SGK Toán 9 tập 1:
Cho hai đường tròn (O) và (O') tiếp xúc ngoài tại A, BC là tiếp tuyến chung ngoài, B ∈ (O), C ∈ (O'). Tiếp tuyến chung trong tại A cắt BC ở điểm M. Gọi E là giao điểm của OM và AB, F là giao điểm của O'M và AC. Chứng minh rằng:
a) Tứ giác AEMF là hình chữ nhật.
b) ME.MO = MF.MO'
c) OO' là tiếp tuyến của đường tròn có đường kính là BC
d) BC là tiếp tuyến của đường tròn có đường kính OO'
Giải bài 42 trang 128 SGK Toán 9 tập 1:
Ta có hình minh hoạ như sau:
a) Tứ giác AEMF là hình chữ nhật.
Ta có: MB, MA là tiếp tuyến của đường tròn (O) nên MA = MB (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau) (*)
Ta lại có MA, MC là tiếp tuyến của đường tròn (O’) nên MA = MC (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau) (**)
Từ (*) và (**) suy ra:
MA = MB = MC ⇒ MA = BC/2
• Xét ΔABC
Có MA là trung tuyến và MA = BC/2
Nên ΔABC vuông tại A
• Xét ΔMBA cân tại M (do MA = MB )
Có EM là phân giác (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau) nên ME cũng là đường cao
⇒ ME ⊥ AB
• Xét ΔMCA cân tại M (do MA = MC)
Có FM là phân giác (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau) nên MF cũng là đường cao
⇒ MF ⊥ AC
• Xét tứ giác AEMF có:
Vì vậy, AEMF là hình chữ nhật.
b) ME.MO = MF.MO'
Xét ΔAOM vuông tại A (do AM là tiếp tuyến), có:
AE ⊥ MO nên AE là đường cao.
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác ta có:
MA2 = ME . MO (3)
Xét ΔAO’M vuông tại A (do AM là tiếp tuyến)
Có AF ⊥ MO' nên AF là đường cao.
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác ta có:
MA2 = MF.MO' (4)
Từ (3) và (4) ta có: ME. MO = MF. MO’.
c) OO' là tiếp tuyến của đường tròn có đường kính là BC
Ta có MA = MB = MC (chứng minh câu a)
Do đó, A, B, C nằm trên đường tròn tâm M bán kính MA, đường tròn này có BC là đường kính do
Mặt khác OO' ⊥ MA tại A
⇒ OO’ là tiếp tuyến của đường tròn tâm M đường kính BC.
d) BC là tiếp tuyến của đường tròn có đường kính OO'
Ta có:
Do đó, tứ giác OBCO’ là hình thang
Gọi I là trung điểm của OO’.
Ta có M là trung điểm của BC.
Do đó, MI là đường trung bình của hình thang OBCO’
⇒ MI // OB // O'C
Mà: (*)
Ta có AEMF là hình chữ nhật nên:
⇒ ΔOMO’ vuông tại M
Ta lại có MI là trung tuyến của tam giác OMO’ nên MI = IO = IO’ (tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền)
Do đó, O, M, O’ nằm trên đường tròn tâm I đường kính OO’ (**)
Từ (*) và (**) ta suy ra BC là tiếp tuyến của đường tròn tâm I đường kính OO’.
Với nội dung bài 42 trang 128 SGK Toán 9 tập 1 cùng cách giải bài 42 trang 128 Toán 9 Tập 1 chi tiết, dễ hiểu. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải bài tập SGK Toán 9 tập 1. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem hướng dẫn giải bài tập SGK Toán 9 Tập 1 cùng chuyên mục