Hotline 0939 629 809

Điểm, đường thẳng, Vẽ đường thẳng, điểm thuộc, không thuộc đường thẳng? Toán 6 chân trời Tập 2 chương 8 Bài 1

10:38:5430/11/2023

Lý thuyết Bài 1: Điểm. Đường thẳng chương 8 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo Tập 2. Nội dung về khái niệm Điểm, đường thẳng, Vẽ đường thẳng, điểm thuộc, không thuộc đường thẳng.

Khái niệm Điểm, đường thẳng là gì, Vẽ đường thẳng, điểm thuộc, không thuộc đường thẳng như nào? câu trả lời sẽ có ngay trong nội dung bài viết này.

1. Điểm

• Mỗi chấm nhỏ trên trang giấy, trên bảng,... cho ta hình ảnh của một điểm.

Người ta thường dùng các chữ cái in hoa A, B, C, D,... để đặt tên cho điểm.

* Ví dụ: Hình sau là hình vẽ các điểm A, B, C.

Hình vẽ các điểm

* Chú ý: 

- Khi nói tới hai điểm mà không giải thích gì thêm, ta coi đó là hai điểm phân biệt.

- Từ những điểm, ta xây dựng được các hình. Mỗi hình là một tập hợp các điểm. Một điểm cũng được coi là một hình.

2. Đường thẳng

• Dùng bút kẻ một vạch thẳng dọc theo mép thước ta sẽ được hình ảnh của một đường thẳng.

* Chú ý: Ta thường dùng các chữ cái in hoa a, b, c, d, …. để đặt tên các đường thẳng.

* Ví dụ: Hình sau là hình vẽ đường thẳng a.

Ví dụ điẻm đường thẳng

3. Vẽ đường thẳng

Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt cho trước.

* Ví dụ: Từ các điểm M, N, P, Q phân biệt như Hình 6, có thể tạo thành bao nhiêu đường thẳng? Em hãy vẽ các điểm M, N, P, Q vào vở rồi dùng thước và bút để vẽ các đường thẳng đó.

Cách vẽ đường thẳng

* Lời giải:

Chọn hai trong 4 điểm M, N, P, Q cho trước, ta có 6 lựa chọn gồm các điểm: M và N; M và P; M và Q; N và P; N và Q; P và Q.

Từ các cặp điểm vừa chọn, vẽ các đường thẳng đi qua các điểm đó. Ta có 6 đường thẳng: MN, MP, MQ, NP, NQ, PQ như hình sau.

Ví dụ cách vẽ đường thẳng

4. Điểm thuộc đường thẳng. Điểm không thuộc đường thẳng

- Vẽ một điểm A trên giấy, dùng thước thẳng vẽ đường thẳng d đi qua điểm A.

Khi đó, ta nói điểm A thuộc đường thẳng d (hoặc đường thẳng d chứa điểm A), hoặc điểm A nằm trên đường thẳng d), kí hiệu là: A ∈ d.

- Dùng thước thẳng vẽ đường thẳng d không đi qua điểm B.

Khi đó, ta nói điểm B không thuộc đường thẳng d (hoặc đường thẳng d không chứa điểm B hoặc điểm B không nằm trên đường thẳng d), kí hiệu là: B ∉ d.

* Ví dụ: Trong hình vẽ sau, điểm A ∈ d còn điểm B ∉ d.

Điểm thuộc, điểm không thuộc đường thẳng

* Chú ý: Nếu trên đường thẳng a có hai điểm A và B, ta cũng có thể gọi tên đường thẳng đó là đường thẳng AB hay BA như hình sau:

Điểm thuộc, không thuộc đường thẳng

Với nội dung bài viết về: Điểm, đường thẳng, Vẽ đường thẳng, điểm thuộc, không thuộc đường thẳng? Toán 6 chân trời Tập 2 chương 8 Bài 1 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung lý thuyết Toán 6 tập 2 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan