Lý thuyết Bài 3: Làm tròn số thập phân và ước lượng kết quả chương 6 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo Tập 2. Nội dung về quy tắc làm tròn số thập phân và ước lượng kết quả.
Số thập phân âm là gì, cách so sánh số thập phân như nào? câu trả lời sẽ có ngay trong nội dung bài viết này.
• Quy tắc làm tròn số thập phân:
Khi làm tròn các số thập phân đến hang nào thì hang đó gọi là hàng quy tròn.
Muốn làm tròn một số thập phân đến một hang quy tròn nào đó, ta thực hiện các bước sau:
- Gạch dưới chữ số thập phân của hàng quy tròn .
- Nhìn sang chữ số ngay bên phải.
• Nếu chữ số đó lớn hơn hoặc bằng 5 thì tang chữ số gạch dưới lên một đơn vị rồi thay tất các chữ số bên phải bằng số 0 hoặc bỏ đi nếu chúng ở phần thập phân.
• Nếu chữ số đó nhỏ hơn 5 thì giữ nguyên chữ số gạch dưới và thay tất các chữ số bên phải bằng số 0 hoặc bỏ đi nếu chúng ở phần thập phân.
* Ví dụ: Làm tròn số sau đây: −10,349
a) đến hàng phần mười;
b) đến hàng phần trăm;
c) đến hàng đơn vị;
d) đến hàng chục.
* Lời giải:
Làm tròn số: −10,349
a) đến hàng phần mười
- Chữ số hàng phần mười của số −10,349 là 3.
- Chữ số bên phải liền nó là 4 < 5 nên chữ số hàng phần mười giữ nguyên là 3 và bỏ các chữ số từ hàng phần trăm trở đi.
Do đó, số −10,349 làm tròn đến hàng phần mười là: −10,3.
b) đến hàng phần trăm:
- Chữ số hàng phần trăm của số −10,349 là 4.
- Chữ số bên phải liền nó là 9 > 5 nên chữ số hàng phần trăm tăng lên một đơn vị là 5 và bỏ đi chữ số hàng phần nghìn.
Do đó, số −10,349 làm tròn đến hàng phần trăm là: −10,35.
c) đến hàng đơn vị
- Chữ số hàng đơn vị của số −10,349 là 0.
- Chữ số bên phải liền nó là 3 < 5 nên chữ số hàng đơn vị giữ nguyên là 0 đồng thời bỏ các chữ số ở phần thập phân.
Do đó, số −10,349 làm tròn đến hàng đơn vị là: −10.
d) đến hàng chục:
- Chữ số hàng chục của số −10,349 là 1.
- Chữ số bên phải liền nó là 0 < 5 nên chữ số hàng chục giữ nguyên là 1, chữ số hàng đơn vị là số 0 rồi nên cũng giữ nguyên và bỏ tất cả các chữ số ở phần thập phân.
Do đó, số −10,349 làm tròn đến hàng chục là: −10.
Vậy số −10,349 làm tròn đến hàng phần mười, phần trăm, hàng đơn vị và hàng chục lần lượt là −10,3; −10,35; −10 và −10.
Ta có thể sử dụng quy ước làm tròn số để ước lượng kết quả các phép tính. Nhờ đó có thể dễ dàng phát hiện ra những đáp số không hợp lí.
* Ví dụ: Hãy dùng một thước có độ chia nhỏ nhất đến 0,1 cm để đo chiều dài, chiều rộng và đường chéo (theo cm) của một quyển vở của em. Làm tròn kết quả đo được và giải thích cách làm của em.
* Lời giải:
Tùy vào các loại vở, ta đo được các kích thước (chiều dài, chiều rộng, đường chéo) khác nhau.
Chẳng hạn với quyển vở và một cái thước có giới hạn đo (độ dài lớn nhất ghi trên thước) là 30 cm và độ chia nhỏ nhất (độ dài giữa hai vạch liên tiếp ghi trên thước) là 0,1 cm.
- Đo chiều dài của quyển vở:
Đặt thước dọc theo chiều dài của quyển vở. Mép thứ nhất trùng với vạch 0, mép thứ hai chỉ trùng với vạch nào thì đó chính là chiều dài của quyển vở.
Chẳng hạn, mép thứ hai trùng với vạch chỉ độ dài 23,7cm.
Do đó, chiều dài của quyển vở là 23,7 cm.
- Đo chiều rộng của quyển vở:
Đặt thước dọc theo chiều rộng của quyển vở. Mép thứ nhất trùng với vạch 0, mép thứ hai chỉ trùng với vạch nào thì đó chính là chiều rộng của quyển vở
Chẳng hạn, mép thứ hai trùng với vạch chỉ độ dài 16,7 cm.
Do đó, chiều rộng của quyển vở là 16,7 cm.
- Đo đường chéo của quyển vở:
Đặt thước dọc theo đường chéo của quyển vở. Mép thứ nhất trùng với vạch 0, mép thứ hai chỉ trùng với vạch nào thì đó chính là đường chéo của quyển vở
Chẳng hạn, mép thứ hai trùng với vạch chỉ độ dài 29,1 cm.
Do đó, đường chéo của quyển vở là 29,1 cm.
* Làm tròn các kích thước (chiều dài, chiều rộng, đường chéo vừa đo được).
- Làm tròn độ dài chiều dài quyển vở là 23,7 đến hàng đơn vị.
+ Chữ số hàng đơn vị của số 23,7 là 3.
+ Chữ số bên phải liền nó là 7 > 5 nên chữ số hàng đơn vị tăng thêm một đơn vị là 4, đồng thời bỏ đi chữ số ở phần thập phân.
Do đó, độ dài chiều dài làm tròn đến hàng đơn vị là: 24.
- Làm tròn độ dài chiều rộng quyển vở là 16,7 đến hàng đơn vị.
+ Chữ số hàng đơn vị của số 16,7 là 6.
+ Chữ số bên phải liền nó là 7 > 5 nên chữ số hàng đơn vị tăng thêm một đơn vị là 7, đồng thời bỏ đi chữ số ở phần thập phân.
Do đó, độ dài chiều rộng làm tròn đến hàng đơn vị là: 17.
- Làm tròn độ dài đường chéo quyển vở là 29,1 đến hàng đơn vị.
+ Chữ số hàng đơn vị của số 29,1 là 9.
+ Chữ số bên phải liền nó là 1 < 5 nên chữ số hàng đơn vị giữ nguyên là 9, đồng thời bỏ đi chữ số ở phần thập phân.
Do đó, độ dài đường chéo làm tròn đến hàng đơn vị là: 29.
Vậy độ dài chiều dài, chiều rộng và đường chéo của quyển vở khoảng 24cm, 17cm và 29 cm.
Với nội dung bài viết về: Cách làm tròn số thập phân và ước lượng kết quả? Toán 6 chân trời Tập 2 chương 6 Bài 3 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung lý thuyết Toán 6 tập 2 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.