Lý thuyết Bài 2: Ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng chương 8 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo Tập 2.
Khái niệm Ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng như nào? câu trả lời sẽ có ngay trong nội dung bài viết này.
• Ba điểm phân biệt A, B, C cùng thuộc một đường thẳng được gọi là ba điểm thẳng hàng.
• Ba điểm D, E, F không cùng thuộc bất kì một đường thẳng nào được gọi là ba điểm không thẳng hàng.
* Ví dụ: Trên Hình 2, hãy chỉ ra ba điểm thẳng hàng và ba điểm không thẳng hàng.
* Lời giải:
- Trên Hình 2 có:
+ Ba điểm M, N, Q cùng thuộc đường thẳng b nên ba điểm này thẳng hàng.
+ Hai điểm M, N cùng thuộc đường thẳng b và điểm P không thuộc đường thẳng b nên 3 điểm này không thẳng hàng.
Vậy trên Hình 2, ba điểm M, N, Q thẳng hàng và ba điểm M, N, P không thẳng hàng.
(Ta cũng có thể chọn các bộ ba điểm không thẳng hàng khác như: M, Q, P hoặc N, Q, P).
• Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
* Ví dụ: Với ba điểm A, B, C thẳng hàng. Điểm B nằm giữa hai điểm còn lại
Trong hình 5 trên:
- Các điểm B và C nằm cùng phía đối điểm A;
- Các điểm A và C nằm khác phía đối với điểm B.
Với nội dung bài viết về: Ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng? Toán 6 chân trời Tập 2 chương 8 Bài 2 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung lý thuyết Toán 6 tập 2 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.