Hotline 0939 629 809

Giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo trang 121

09:24:0421/04/2024

Hướng dẫn Giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo trang 121 với nội dung SGK bài 18: Hợp chất Carbonyl, chi tiết dễ hiểu để học sinh tham khảo giải Hóa 11 chân trời ST tốt hơn, giỏi hơn.

Luyện tập trang 121 Hóa 11 Chân trời sáng tạo: 

Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết 3 chất lỏng riêng biệt sau: propan – 1 – ol (CH3CH2CH2OH); propanal (CH3CH2CHO) và acetone (CH3COCH3).

Lời giải:

Trích mẫu thử.

Chuẩn bị 3 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm đựng 1 ml dung dịch bromine. Cho lần lượt từng mẫu thử vào từng ống nghiệm này.

+ Nếu dung dịch bromine nhạt màu dần đến mất màu → mẫu thử là propanal.

CH3CH2CHO + Br2 + H2O → CH3CH2COOH + 2HBr

+ Dung dịch bromine không bị mất màu → mẫu thử là propan – 1 – ol và acetone (nhóm I).

Phân biệt nhóm I: Đốt dây đồng trên ngọn lửa đèn cồn đến khi dây đồng chuyển sang màu đen, sau đó nhúng vào ống nghiệm chứa mẫu thử.

+ Nếu dây đồng từ màu đen chuyển sang màu đỏ → mẫu thử là propan – 1 – ol.

CH3 – CH2 – CH2 – OH + CuO (đen)  CH3 – CH2 – CHO + Cu (đỏ) + H2O.

+ Nếu không có hiện tượng xuất hiện → mẫu thử là acetone.

Câu hỏi thảo luận 10 trang 121 Hóa 11 Chân trời sáng tạo: 

Từ đặc điểm cấu tạo nào của aldehyde, ketone chứng tỏ chúng có thể tham gia phản ứng cộng?

Lời giải:

Aldehyde, ketone có phản ứng cộng xảy ra ở liên kết π kém bền của liên kết C=O.

Câu hỏi thảo luận 11 trang 121 Hóa 11 Chân trời sáng tạo: 

Thực hiện Thí nghiệm 3 tạo iodoform. Từ phương trình hoá học, xác định vai trò của I2 và NaOH trong phản ứng tạo iodoform.

Lời giải:

Phương trình hoá học:

CH3 – CHO + 3I2 + 4NaOH → CHI3↓ + HCOONa + 3NaI + 3H2O

Trong phản ứng này: I2 đóng vai trò là chất oxi hoá (do số oxi hoá giảm từ 0 xuống -1 sau phản ứng); NaOH đóng vai trò là môi trường phản ứng (do số oxi hoá không thay đổi sau phản ứng).

Luyện tập trang 121 Hóa 11 Chân trời sáng tạo: 

Hoàn thành các phương trình hoá học của các phản ứng sau:

a) HCHO + [Ag(NH3)2]OH →

b) C2H5CHO + Cu(OH)2 + NaOH →

c) C2H5CHO + HCN →

Lời giải:

a) HCHO + 2[Ag(NH3)2]OH  HCOONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O

(Chú ý: HCOONH4 vẫn còn – CHO nên tiếp tục có phản ứng:

HCOONH4 + 2[Ag(NH3)2]OH  (NH4)2CO3 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O)

b) C2H5CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH  C2H5COONa + Cu2O↓ + 3H2O.

c) C2H5CHO + HCN → C2H5 – CH(OH) – CN.

Với nội dung Giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo trang 121 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

• Xem thêm Giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo nội dung bài 18 Hợp chất Carbonyl khác.

Giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo trang 115

Giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo trang 116

Giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo trang 117

Giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo trang 118

Giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo trang 119

Giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo trang 120

Giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo trang 121

Giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo trang 122

Giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo trang 123

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan