Giải Hóa 10 trang 54 Chân trời sáng tạo SGK

15:12:4629/04/2024

Hướng dẫn Giải Hóa 10 trang 54 Chân trời sáng tạo SGK bài 8: Quy tắc OCTET, chi tiết dễ hiểu để học sinh tham khảo giải Hóa 10 chân trời ST tốt hơn, giỏi hơn.

Bài 1 trang 54 Hoá 10 Chân trời sáng tạo:

Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon khi tham gia hình thành liên kết hóa học?

A. Fluorine

B. Oxygen

C. Hydrogen

D. Chlorine

Giải bài 1 trang 54 Hoá 10 Chân trời sáng tạo:

- Đáp án đúng: D. Chlorine

+ Fluorine (Z = 9): 1s22s22p5

⇒ Có 7 electron lớp ngoài cùng 

 Có xu hướng nhận 1 electron thành F- có cấu hình: 1s22s22pgiống với cấu hình khí hiếm Ne.

+ Oxygen (Z = 8): 1s22s22p

 Có 6 electron lớp ngoài cùng 

⇒ Có xu hướng nhận 2 electron thành O2- có cấu hình: 1s22s22pgiống với cấu hình khí hiếm Ne.

+ Hydrogen (Z = 1): 1s1

 Có xu hướng góp chung 1 electron để tạo thành 1 cặp electron dùng chung đạt cấu hình: 1sgiống với cấu hình khí hiếm He.

+ Chlorine (Z = 17): 1s22s22p63s23p5

 Có xu hướng nhận 1 electron thành Cl- có cấu hình: 1s22s22p63s23pgiống với cấu hình khí hiếm Ar.

Vậy nguyên tử của nguyên tố chlorine có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon

Bài 2 trang 54 Hoá 10 Chân trời sáng tạo:

Để đạt quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố potassium (Z = 19) phải nhường đi

A. 2 electron

B. 3 electron

C. 1 electron

D. 4 electron

Giải bài 2 trang 54 Hoá 10 Chân trời sáng tạo:

Đáp án đúng: C. 1 electron

- Nguyên tử potassium có Z = 19

 Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s1

 Có 1 electron lớp ngoài cùng  ⇒ Có xu hướng nhường 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm Ar: 1s22s22p63s23p6 

Bài 3 trang 54 Hoá 10 Chân trời sáng tạo:

Vận dụng quy tắc octet, trình bày sơ đồ mô tả sự hình thành phân tử potassium chloride (KCl) từ nguyên tử của các nguyên tố potassium và chlorine.

Giải bài 3 trang 54 Hoá 10 Chân trời sáng tạo:

- Nguyên tử K (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1  Có 1 electron lớp ngoài cùng ⇒ Có xu hướng nhường 1 electron này để đạt cấu hình electron giống khí hiếm.

Phần tử thu được mang điện tích dương, gọi là ion potassium, kí hiệu K+

- Nguyên tử Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5  Có 7 electron lớp ngoài cùng ⇒ Có xu hướng nhận 1 electron từ nguyên tử K để đạt cấu hình electron giống khí hiếm.

Phần tử thu được mang điện tích âm, gọi là ion chlorine, kí hiệu, Cl-

- Hai ion trái dấu hút nhau tạo thành phân tử potassium chloride (KCl)

- Sơ đồ mô tả:

Hai ion hút nhau tạo thành phân tử potassium chloride

Bài 4 trang 54 Hoá 10 Chân trời sáng tạo:

Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử H2O bằng cách áp dụng quy tắc octet.

Giải bài 4 trang 54 Hoá 10 Chân trời sáng tạo:

- Nguyên tử O (Z = 8): 1s22s22p4 

 Có 6 electron lớp ngoài cùng

⇒ Có xu hướng nhận 2 electron để đạt được cấu hình electron giống khí hiếm.

- Nguyên tử H (Z = 1): 1s1 

 Có xu hướng nhận 1 electron để đạt được cấu hình electron giống khí hiếm.

 Mỗi nguyên tử H sẽ góp chung 1 electron với nguyên tử O (góp chung 2 electron) tạo thành 2 cặp electron dùng chung

Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử nước H2O

Với nội dung Giải Hóa 10 trang 54 Chân trời sáng tạo chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải bài tập Hóa 10 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

 Xem thêm Giải Hóa 10 Chân trời sáng tạo hay khác

Giải Hóa 10 trang 52 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Hóa 10 trang 53 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Hóa 10 trang 54 Chân trời sáng tạo SGK

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan