Hotline 0939 629 809

Giải Hóa 10 trang 64 Chân trời sáng tạo SGK

20:18:5429/04/2024

Hướng dẫn Giải Hóa 10 trang 64 Chân trời sáng tạo SGK bài 10: Liên kết Cộng Hóa trị, chi tiết dễ hiểu để học sinh tham khảo giải Hóa 10 chân trời ST tốt hơn, giỏi hơn.

Hóa 10 trang 64 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 13

Mô tả sự hình thành liên kết π.

Sự hình thành liên kết π

Lời giải:

- Liên kết π (pi) được hình thành do sự xen phủ bên của hai orbital. Vùng xen phủ nằm hai bên đường nối tâm hai nguyên tử.

Hóa 10 trang 64 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 14

Quan sát Hình 10.8, hãy so sánh sự hình thành liên kết σ và liên kết π.

Hóa 10 trang 64 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 14

Lời giải:

• Giống nhau:

Liên kết σ và liên kết π đều là sự xen phủ các orbital nguyên tử

• Khác nhau:

- Liên kết σ là sự xen phủ trục. Vùng xen phủ nằm trên đường nối tâm 2 nguyên tử. Vùng xen phủ AO chứa electron chung chắn giữa hai hạt nhân, làm giảm lực đẩy giữa hai hạt nhân. Nên liên kết σ bền vững hơn.

- Liên kết π là sự xen phủ bên. Vùng xen phủ nằm hai bên đường nối tâm 2 nguyên tử. Liên kết π kém bền vững

Hóa 10 trang 64 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 15

Theo em, thế nào là liên kết bội? Phân tử nào dưới đây có chứa liên kết bội: Cl2, HCl, O2 và N2?

Lời giải:

Liên kết bội là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tố bằng hai hoặc ba cặp electron góp chung. Liên kết này được biểu thị bằng hai gạch nối hoặc ba gạch nối.

Liên kết bội gồm cả liên kết σ và liên kết π.

- Phân tử Cl2 được tạo thành bởi 1 cặp electron dùng chung:

Phân tử Cl2

⇒ Phân tử Cl2 không chứa liên kết bội.

- Phân tử HCl được tạo thành bởi 1 cặp electron dùng chung:

Phân tử HCl

⇒ Phân tử HCl không chứa liên kết bội.

- Phân tử O2 được tạo thành bởi 2 cặp electron dùng chung:

Phân tử O2

⇒ Phân tử O2 chứa liên kết bội.

- Phân tử N2 được tạo thành bởi 3 cặp electron dùng chung:

Phân tử N2

⇒ Phân tử N2 chứa liên kết bội.

Hóa 10 trang 64 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 16

Sự xen phủ có sự tham gia của orbital nào luôn là xen phủ trục?

Lời giải:

Sự xen phủ có sự tham gia của AO s luôn là xen phủ trục vì dù theo phương, chiều nào thì vùng xen phủ cũng nằm trên đường nối tâm giữa hai nguyên tử.

Hóa 10 trang 64 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 17

Số liên kết σ và liên kết π trong mỗi liên kết đơn, liên kết đôi và liên kết ba lần lượt bằng bao nhiêu?

Lời giải:

- Liên kết đơn gồm 1 liên kết σ.

- Liên kết đôi gồm 1 liên kết σ và 1 liên kết π.

- Liên kết ba gồm 1 liên kết σ và hai liên kết π.

Hóa 10 trang 64 Chân trời sáng tạo: Luyện tập

Vẽ sơ đồ xen phủ orbital giữa 2 nguyên tử carbon hình thành liên kết đôi trong phân tử ethylene (C2H4).

Lời giải:

Sơ đồ xen phủ orbital giữa 2 nguyên tử carbon hình thành liên kết đôi trong phân tử ethylene (C2H4):

xen phủ orbital giữa 2 nguyên tử carbon trong ethylene

Hóa 10 trang 64 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 18

Căn cứ giá trị năng lượng liên kết H-H và N≡N đã cho, liên kết trong phân tử nào dễ bị phá vỡ hơn?

Lời giải:

Năng lượng liên kết đặc trưng cho độ bền của liên kết. Năng lượng liên kết càng lớn thì liên kết càng bền và ngược lại. 

Năng lượng liên kết trong phân tử N2 (Eb = 945 kJ/mol) lớn hơn năng lượng liên kết trong phân tử H2 (Eb = 432 kJ/mol) ⇒ Liên kết trong phân tử N2 bền hơn. Ngược lại liên kết trong phân tử H2 kém bền hơn (dễ bị phá vỡ hơn).

Với nội dung Giải Hóa 10 trang 64 Chân trời sáng tạo chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải bài tập Hóa 10 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

 Xem thêm Giải Hóa 10 Chân trời sáng tạo hay khác

Giải Hóa 10 trang 59 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Hóa 10 trang 60 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Hóa 10 trang 61 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Hóa 10 trang 62 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Hóa 10 trang 63 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Hóa 10 trang 64 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Hóa 10 trang 65 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Hóa 10 trang 66 Chân trời sáng tạo SGK

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan