Hướng dẫn Giải Hóa 10 trang 63 Chân trời sáng tạo SGK bài 10: Liên kết Cộng Hóa trị, chi tiết dễ hiểu để học sinh tham khảo giải Hóa 10 chân trời ST tốt hơn, giỏi hơn.
Hóa 10 trang 63 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 10
Em có nhận xét gì khi cặp electron chung trong liên kết lệch hẳn về một phía nguyên tử.
Lời giải:
Khi cặp electron chung trong liên kết lệch hẳn về một phía nguyên tử là liên kết ion.
Hóa 10 trang 63 Chân trời sáng tạo: Luyện tập
Cho biết loại liên kết trong các phân tử MgCl2, CO2 và C2H4?
Lời giải:
Ta có:
ΔX = X(Cl) – X(Mg) = 3,16 – 1,31 = 1,85 > 1,7
⇒ Liên kết Mg-Cl trong phân tử MgCl2 là liên kết ion.
ΔX = X(O) – X(C) = 3,44 – 2,55 = 0,89
⇒ Liên kết C=O trong phân tử CO2 là liên kết cộng hóa trị phân cực.
ΔX = X(C) – X(H) = 2,55 – 2,2 = 0,35
⇒ Liên kết C-H trong phân tử C2H4 là liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Hóa 10 trang 63 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 11
Quan sát các Hình từ 10.5 đến 10.8, cho biết liên kết nào trong mỗi phân tử được tạo thành bởi sự xen phủ trục hoặc xen phủ bên của các orbital.
Lời giải:
- Liên kết σ (sigma) được hình thành do sự xen phủ trục của hai orbital.
- Liên kết π (pi) được hình thành do sự xen phủ bên của hai orbital.
Hóa 10 trang 63 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 12
Mô tả sự hình thành liên kết σ.
Lời giải:
Liên kết σ được hình thành do sự xen phủ trục của hai orbital. Vùng xen phủ nằm trên đường nối tâm hai nguyên tử.
Với nội dung Giải Hóa 10 trang 63 Chân trời sáng tạo chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải bài tập Hóa 10 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem thêm Giải Hóa 10 Chân trời sáng tạo hay khác
Giải Hóa 10 trang 59 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Hóa 10 trang 60 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Hóa 10 trang 61 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Hóa 10 trang 62 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Hóa 10 trang 63 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Hóa 10 trang 64 Chân trời sáng tạo SGK