Hướng dẫn Giải Hóa 10 trang 78 Chân trời sáng tạo SGK bài 12: Phản ứng Oxi hóa - Khử và ứng dụng trong cuộc sống, chi tiết dễ hiểu để học sinh tham khảo giải Hóa 10 chân trời ST tốt hơn, giỏi hơn.
Hóa 10 trang 78 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 8
Quan sát Hình 12.7 và đọc thông tin, hãy lập phương trình hóa học của phản ứng quang hợp ở cây xanh. Quá trình quang hợp của thực vật có vai trò quan trọng như thế nào đối với cuộc sống?
Lời giải:
- Phương trình hóa học của phản ứng quang hợp ở cây xanh:
6CO2 + 6H2O –áng sáng, diệp lục→ C6H12O6 + 6O2.
- Vai trò của phản ứng quang hợp:
+ Điều hòa không khí trên Trái Đất (giảm lượng khí thải carbon dioxide gây hiệu ứng nhà kính, cung cấp oxygen cho hoạt động sống của con người, động vật và thực vật).
+ Tổng hợp chất hữu cơ carbohydrate là nguồn thức ăn cho mọi sinh vật, là nguyên liệu cho công nghiệp và làm ra thuốc chữa bệnh cho con người.
+ Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của sinh vật. Năng lượng trong ánh sáng mặt trời được hấp thụ và chuyển thành hóa năng trong các liên kết hóa học.
Hóa 10 trang 78 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 9
Từ thông tin về “Luyện kim”, viết phản ứng của khí carbon monoxide khử iron(III) oxide ở nhiệt độ cao. Lập phương trình hóa học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron, xác định vai trò của các chất trong phản ứng
Lời giải:
Phản ứng của khí carbon monoxide khử iron(III) oxide ở nhiệt độ cao:
CO + Fe2O3 CO2 + Fe
- Lập phương trình hóa học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron:
+ Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa
Chất khử: CO
Chất oxi hóa: Fe2O3
+ Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử
Quá trình oxi hóa:
Quá trình khử:
+ Bước 3: Xác định và nhân hệ số thích hợp vào các quát trình sao cho tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.
+ Bước 4: Đặt các hệ số vào sơ đồ phản ứng.
Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
Hóa 10 trang 78 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 10
Đọc thông tin về “Điện hóa” để biết được phản ứng oxi hóa – khử gắn liền với cuộc sống. Lập phương trình hóa học của phản ứng sinh ra dòng điện trong pin khi zinc phản ứng với manganese.
Lời giải:
Ta có: Zn + MnO2 ZnO + Mn2O3
+ Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa
Chất khử: Zn
Chất oxi hóa: MnO2
+ Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử
Quá trình oxi hóa:
Quá trình khử:
+ Bước 3: Xác định và nhân hệ số thích hợp vào các quát trình sao cho tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.
+ Bước 4: Đặt các hệ số vào sơ đồ phản ứng.
Zn + 2MnO2 ZnO + Mn2O3.
Hóa 10 trang 78 Chân trời sáng tạo: Vận dụng
Hãy nêu thêm một số phản ứng oxi hóa – khử quan trọng gắn với đời sống hằng ngày.
Lời giải:
Một số phản ứng oxi hóa – khử quan trọng gắn với đời sống hằng ngày:
- Phản ứng đốt than để đun nấu:
C + O2 CO2
- Phản ứng đốt cháy nhiên liệu để chạy động cơ:
C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O
- Phản ứng: 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O. Thường diễn ra trong quá trình điều chế HNO3
- Phản ứng hô hấp của cơ thể con người:
C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O
Với nội dung Giải Hóa 10 trang 78 Chân trời sáng tạo chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải bài tập Hóa 10 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem thêm Giải Hóa 10 Chân trời sáng tạo hay khác
Giải Hóa 10 trang 72 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Hóa 10 trang 73 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Hóa 10 trang 74 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Hóa 10 trang 75 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Hóa 10 trang 76 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Hóa 10 trang 77 Chân trời sáng tạo SGK