Hotline 0939 629 809

Giải Hóa 10 trang 59 Chân trời sáng tạo SGK

15:54:3829/04/2024

Hướng dẫn Giải Hóa 10 trang 59 Chân trời sáng tạo SGK bài 10: Liên kết Cộng Hóa trị, chi tiết dễ hiểu để học sinh tham khảo giải Hóa 10 chân trời ST tốt hơn, giỏi hơn.

Hóa 10 trang 59 Chân trời sáng tạo: Mở đầu

Trong việc hình thành liên kết hóa học, không phải lúc nào các nguyên tử cũng cho, nhận electron hóa trị với nhau như trong liên kết ion. Thay vào đó, chúng có thể cùng nhau sử dụng chung các electron hóa trị để cùng thỏa mãn quy tắc octet. Trong trường hợp này, một loại liên kết hóa học mới được hình thành. Đó là loại liên kết gì?

Hóa 10 trang 59 Chân trời sáng tạo: Mở đầu

Lời giải:

Liên kết mà các nguyên tử sử dụng chung các electron hóa trị để cùng thỏa mãn quy tắc octet được gọi là liên kết cộng hóa trị.

Vậy liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.

Hóa 10 trang 59 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 1

Quan sát các Hình 10.1 đến 10.3, cho biết quy tắc octet đã được áp dụng ra sao khi các nguyên tử tham gia hình thành liên kết.

Hóa 10 trang 59 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 1

Lời giải:

Các nguyên tử đã góp chung electron khi tham gia hình thành liên kết để mỗi nguyên tử đều đạt được cấu hình electron bền vững giống khí hiếm với 8 electron lớp ngoài cùng.

- Để tạo thành liên kết trong phân tử HCl: Nguyên tử H và Cl, mỗi nguyên tử góp chung 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung. Khi đó H đạt được cấu hình electron của khí hiếm He với 2 electron lớp ngoài cùng. Cl đạt được cấu hình electron của khí hiếm Ar với 8 electron lớp ngoài cùng.

- Để tạo thành liên kết trong phân tử O2: Mỗi nguyên tử O góp chung 2 electron tạo thành 2 cặp electron dùng chung. Khi đó mỗi nguyên tử O đều đạt được cấu hình electron của khí hiếm Ne với 8 electron lớp ngoài cùng.

- Để tạo thành liên kết trong phân tử N2: Mỗi nguyên tử N góp chung 3 electron tạo thành 3 cặp electron dùng chung. Khi đó mỗi nguyên tử N đều đạt được cấu hình electron của khí hiếm Ne với 8 electron lớp ngoài cùng.

Hóa 10 trang 59 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 2

Giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử HCl, O2 và N2.

Lời giải:

Xét phân tử HCl: Nguyên tử hydrogen (H) có cấu hình electron là 1s1, chlorine (Cl) có cấu hình electron là [Ne]3s23p5. Để đạt được cấu hình của khí hiếm gần nhất, mỗi nguyên tử này đều cần thêm 1 electron. Vì vậy, mỗi nguyên tử H và Cl cùng góp 1 electron để tạo nên 1 cặp electron dùng chung cho cả hai nguyên tử. Lên kết giữa H và Cl được tạo nên bởi 1 cặp electron dùng chung

Sự hình thành liên kết trong phân tử HCl

Xét phân tử O2: Nguyên tử oxygen (O) có cấu hình electron là 1s22s22p. Để đạt được cấu hình của khí hiếm gần nhất, mỗi nguyên tử O đều cần thêm 1 electron. Vì vậy, mỗi nguyên tử O cùng góp 2 electron để tạo nên 2 cặp electron dùng chung cho cả hai nguyên tử.

Sự hình thành liên kết trong phân tử O2

• Xét phân tử N2Nguyên tử nitrogen (N) có cấu hình electron là 1s22s22p3Để đạt được cấu hình của khí hiếm gần nhất, mỗi nguyên tử N đều cần thêm 3 electron. Vì vậy, mỗi nguyên tử N cùng góp 3 electron để tạo nên 3 cặp electron dùng chung cho cả hai nguyên tử.

Sự hình thành liên kết trong phân tử N2

Với nội dung Giải Hóa 10 trang 59 Chân trời sáng tạo chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải bài tập Hóa 10 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

 Xem thêm Giải Hóa 10 Chân trời sáng tạo hay khác

Giải Hóa 10 trang 59 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Hóa 10 trang 60 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Hóa 10 trang 61 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Hóa 10 trang 62 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Hóa 10 trang 63 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Hóa 10 trang 64 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Hóa 10 trang 65 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Hóa 10 trang 66 Chân trời sáng tạo SGK

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan