Hotline 0939 629 809

Giải Hóa 10 trang 31 Chân trời sáng tạo SGK

14:09:0529/04/2024

Hướng dẫn Giải Hóa 10 trang 31 Chân trời sáng tạo SGK bài 4: Cấu trúc lớp vỏ Electron của nguyên tử, chi tiết dễ hiểu để học sinh tham khảo giải Hóa 10 chân trời ST tốt hơn, giỏi hơn.

Hóa 10 trang 31 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 11

Từ Bảng 4.1, hãy chỉ ra mối quan hệ giữa số thứ tự lớp và số electron tối đa trong mỗi lớp.

Hóa 10 trang 31 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 11

Lời giải:

Mối quan hệ: lớp n có tối đa 2n2 electron (với n ≤ 4).

Hóa 10 trang 31 Chân trời sáng tạo: Luyện tập

Nguyên tử nitrogen có 2 lớp electron trong đó có 2 phân lớp s và 1 phân lớp p. Các phân lớp s đều chứa số electron tố đa, còn phân lớp p chỉ chứa một nửa số electron tối đa. Nguyên tử nitrogen có bao nhiêu electron.

Lời giải:

Số electron tối đa trong phân lớp p là 6. 

Phân lớp 2p chỉ chứa một nửa số electron tối đa ⇒ 2p3

Nguyên tử nitrogen có 2 lớp electron trong đó có 2 phân lớp s và 1 phân lớp p

⇒ Cấu hình electron của nguyên tử nitrogen là: 1s22s22p3

Nguyên tử nitrogen có 7 electron.

Hóa 10 trang 31 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 12

Quan sát Hình 4.10, hãy nhận xét số lượng electron độc thân ở mỗi trường hợp.

Hóa 10 trang 31 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 12

Lời giải:

Trường hợp a) không có electron độc thân

Trường hợp b) có 3 electron độc thân

Trường hợp hợp c) có 2 electron độc thân

* Nhận xét:

Phân lớp bão hòa chứa đủ số electron tối đa.

Phân lớp nửa bão hòa chứa một nửa số electron tối đa.

Phân lớp chưa bão hòa chưa đủ số electron tối đa.

Hóa 10 trang 31 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 13

Hãy đề nghị cách phân bố electron vào các orbial để số electron độc thân là tối đa.

Lời giải:

Trong một orbital, electron đầu tiên được biểu diễn bằng mũi tên quay lên, electron thứ 2 được biểu diễn bằng mũi tên quay xuống. Electron được điền vào các orbital theo thứ tự từ trái sang phải.

Cách phân bố electron vào các orbial để số electron độc thân là tối đa:

Biểu diễn các electron bằng mũi tên đi lên vào lần lượt các orbital trước, sau đó mới quay lại biểu diễn các electron bằng mũi tên đi xuống vào các orbital.

Hóa 10 trang 31 Chân trời sáng tạo: Luyện tập

Trong các trường hợp (a) và (b) dưới đây, trường hợp nào có sự phân bố electron vào các orbital tuân theo và không tuân theo quy tắc Hund

Hóa 10 trang 31 Chân trời sáng tạo: Luyện tập

Lời giải:

Trường hợp (a) tuân theo quy tắc Hund vì số electron độc thân đã tối đa.

Trường hợp (b) không tuân theo quy tắc Hund vì số electron độc thân chưa tối đa.

Với nội dung Giải Hóa 10 trang 31 Chân trời sáng tạo chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải bài tập Hóa 10 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

 Xem thêm Giải Hóa 10 Chân trời sáng tạo hay khác

Giải Hóa 10 trang 26 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Hóa 10 trang 27 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Hóa 10 trang 28 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Hóa 10 trang 29 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Hóa 10 trang 30 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Hóa 10 trang 31 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Hóa 10 trang 32 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Hóa 10 trang 33 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Hóa 10 trang 34 Chân trời sáng tạo SGK

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan