Hotline 0939 629 809

Giải Hóa 10 Chân trời sáng tạo trang 117

17:05:1921/04/2024

Hướng dẫn Giải Hóa 10 Chân trời sáng tạo trang 117 với nội dung SGK bài 18: Hydrogen Halide và một số phản ứng của ion Halide, chi tiết dễ hiểu để học sinh tham khảo giải Hóa 10 chân trời ST tốt hơn, giỏi hơn.

Câu hỏi 6 trang 117 Hóa 10 Chân trời sáng tạo:

Tiến hành thí nghiệm và quan sát hiện tượng. Dựa vào phương trình hóa học của các phản ứng, nêu cách nhận biết các ion halide trong dung dịch

Thí nghiệm nhận biết ion halide trong dung dịch

Hóa chất: các dung dịch NaF, NaCl, NaBr, NaI và AgNO3, có cùng nồng độ 0,1M

Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, giá để ống nghiệm.

Tiến hành:

Bước 1: Lấy lần lượt khoảng 2 mL mỗi dung dịch NaF, NaCl, NaBr và NaI cho vào 4 ống nghiệm, được đánh số thứ tự từ 1 đến 4.

Bước 2: Thêm tiếp vào mỗi ống nghiệm vài giọt dung dịch AgNO3.

Lời giải:

- Hiện tượng thí nghiệm:

+ Ống nghiệm 1: Không có hiện tượng gì xảy ra.

+ Ống nghiệm 2: Xuất hiện kết tủa trắng

+ Ống nghiệm 3: Xuất hiện kết tủa vàng nhạt

+ Ống nghiệm 4: Xuất hiện kết tủa vàng đậm

Câu hỏi 6 trang 117 Hóa 10 Chân trời sáng tạo

- Phương trình hóa học của các phản ứng:

+ Ống nghiệm 1: Dung dịch NaF không phản ứng với dung dịch AgNO3

+ Ống nghiệm 2: NaCl + AgNO3 → AgCl↓trắng + NaNO3

+ Ống nghiệm 3: NaBr + AgNO3 → AgBr↓vàng nhạt + NaNO3

+ Ống nghiệm 4: NaI + AgNO→ AgI↓vàng đậm + NaNO3

- Cách nhận biết các ion halide trong dung dịch:

Dùng silver nitrate (Ag) để nhận biết các ion halide trong dung dịch

+ Khi ion là Fkhông thấy có sự biến đổi, do không có phản ứng hóa học xảy ra.

+ Khi ion là Cl- xuất hiện kết tủa màu trắng silver chloride (AgCl)

Ag+ + Cl- → AgCl↓

+ Khi ion là Br- xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt silver bromide (AgBr)

Ag+ + Br- → AgBr↓

+ Khi ion là I- xuất hiện kết tủa màu vàng đậm silver iodide (AgI)

Ag+ + I- → AgI↓

[SCRIP_ADS_GG2]

Luyện tập trang 117 Hóa 10 Chân trời sáng tạo:

Nêu cách nhận biết 2 dung dịch CaCl2 và NaNO3, viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

Lời giải:

Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, giá để ống nghiệm

Tiến hành

Bước 1: Lấy lần lượt khoảng 2 mL 2 dung dịch cần nhận biết ra 2 ống nghiệm có đánh số.

Bước 2: Thêm tiếp vào mỗi ống nghiệm vài giọt dung dịch AgNO3

Hiện tượng:

- Ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng thì chất đem nhận biết là CaCl2.

CaCl2 + 2AgNO3 → Ca(NO3)+ 2AgCl↓

- Ống nghiệm không có hiện tượng gì thì chất ban đầu đem nhận biết là NaNO3.

Với nội dung Giải Hóa 10 SGK Chân trời sáng tạo trang 117 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải Hóa 10 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

 Xem thêm Giải Hóa 10 Chân trời sáng tạo bài 18: Hydrogen Halide và một số phản ứng của ion Halide

Giải hóa 10 Chân trời sáng tạo trang 114

Giải hóa 10 Chân trời sáng tạo trang 115

Giải hóa 10 Chân trời sáng tạo trang 116

Giải hóa 10 Chân trời sáng tạo trang 117

Giải hóa 10 Chân trời sáng tạo trang 118

Giải hóa 10 Chân trời sáng tạo trang 119

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan