Hotline 0939 629 809

Giải Hóa 10 Chân trời sáng tạo trang 115

17:10:0621/04/2024

Hướng dẫn Giải Hóa 10 Chân trời sáng tạo trang 115 với nội dung SGK bài 18: Hydrogen Halide và một số phản ứng của ion Halide, chi tiết dễ hiểu để học sinh tham khảo giải Hóa 10 chân trời ST tốt hơn, giỏi hơn.

Câu hỏi 2 trang 115 Hóa 10 Chân trời sáng tạo:

Quan sát Hình 18.2, giải thích nhiệt độ sôi cao bất thường của hydrogen fluorine so với các hydrogen halide còn lại.

Câu hỏi 2 trang 115 Hóa 10 Chân trời sáng tạo

Lời giải:

Các phân tử hydrogen fluoride hình thành liên kết hydrogen liên phân tử, loại liên kết này bền hơn tương tác van der Waals, nên nhiệt độ sôi của hydrogen flouride cao bất thường so với các hydrogen halide còn lại.

Luyện tập trang 115 Hóa 10 Chân trời sáng tạo:

Thông tin trong Bảng 18.1 cho biết độ tan của hydrogen fluoride trong nước ở 0oC là vô hạn. Giải thích nguyên nhân dẫn đến tính chất này.

Luyện tập trang 115 Hóa 10 Chân trời sáng tạo

Lời giải:

Fluorine là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất 

⇒ Liên kết H-F phân cực mạnh nhất 

⇒ Tạo liên kết hydrogen bền với các phân tử H2

⇒ hydrogen fluoride (HF) tan vô hạn trong nước.

Câu hỏi 3 trang 115 Hóa 10 Chân trời sáng tạo:

Dựa vào Bảng 17.2 và Bảng 18.1, nhận xét mối liên hệ giữa sự biến đổi năng lượng liên kết và độ dài liên kết H-X với sự biến đổi tính acid của các hydrohalic acid

Câu hỏi 3 trang 115 Hóa 10 Chân trời sáng tạo

Lời giải:

Năng lượng liên kết nhỏ + độ dài liên kết lớn  Liên kết H-X dễ dàng bị phá vỡ  Nguyên tử H càng linh động hay càng dễ phân ly ra H+  Tính acid càng mạnh.

Năng lượng liên kết H-X giảm dần từ HF đến HI. Đồng thời độ dài liên kết cũng giảm dần từ HF đến HI ⇒ Tính acid tăng dần từ HF đến HI

Luyện tập trang 115 Hóa 10 Chân trời sáng tạo:

Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau:

(1) NaOH + HCl →

(2) Zn + HCl →

(3) CaO + HBr →

(4) K2CO3 + HI →

Lời giải:

(1) NaOH + HCl → NaCl + H2O

(2) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

(3) CaO + 2HBr → CaBr2 + H2O

(4) K2CO3 + 2HI → 2KI + H2O + CO2

Với nội dung Giải Hóa 10 SGK Chân trời sáng tạo trang 115 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải Hóa 10 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

 Xem thêm Giải Hóa 10 Chân trời sáng tạo bài 18: Hydrogen Halide và một số phản ứng của ion Halide

Giải hóa 10 Chân trời sáng tạo trang 114

Giải hóa 10 Chân trời sáng tạo trang 115

Giải hóa 10 Chân trời sáng tạo trang 116

Giải hóa 10 Chân trời sáng tạo trang 117

Giải hóa 10 Chân trời sáng tạo trang 118

Giải hóa 10 Chân trời sáng tạo trang 119

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan