Công thức tính độ tan (S) lớp 8 là một trong những công thức mà các em cần ghi nhớ để vận dụng giải các bài toán liên quan.
Vậy công thức tính độ tan (S) lớp 8 của 1 chất trong nước được viết như thế nào? độ tan của một chất phụ thuộc vào những yếu tố nào? câu trả lời sẽ có ngay sau đây.
Độ tan của 1 chất trong nước được tính theo công tức sau:
Trong đó:
S là độ tan (đơn vị gam/100 gam nước)
mct là khối lượng chất tan (đơn vị gam)
mdm là khối lượng dung môi (đơn vị gam)
Độ tan của một chất trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất:
- Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào nhiệt độ. Phần lớn tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn tăng.
- Độ tan của chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ tan của chất khí tăng khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
* Ví dụ 1: Ở 25oC khi hòa tan 36 gam muối NaCl vào 100 gam nước thì người ta thu được dung dịch muối bão hòa.
Người ta nói độ tan của NaCl ở 25oC là 36 gam hay SNaCl = 36 gam.
* Ví dụ 2: Tính độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 25 oC. Biết rằng ở nhiệt độ này khi hoà tan hết 76,75 gam Na2CO3 trong 250 gam nước thì được dung dịch bão hoà.
Áp dụng công thức tính độ tan S, ta có:
(gam/100gam nước)
> xem thêm: Bảng độ tan trong nước của một số chất
* Ví dụ 3: Tính độ tan của MgSO4 ở 20oC biết rằng ở nhiệt độ này, 360 gam nước có thể hòa tan tối đa 129,6 gam MgSO4 tạo thành dung dịch bão hòa.
Áp dụng công thức tính độ tan S, ta có:
(gam/100gam nước)
Hy vọng với bài viết về Công thức tính độ tan S (lớp 8) của một chất trong nước? độ tan của một chất phụ thuộc vào yếu tố nào? SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.