Nồng độ Mol, Nồng độ phần trăm của dung dịch: Bài tập luyện tập - Hóa 8 bài 44

04:29:5601/10/2021

Nồng độ mol và nồng độ phần trăm của dung dịch là 2 trong số những công thức quan trọng thường xuyên được vận dụng để giải các bài tập hóa liên quan nồng độ dung dịch ở bậc THCS, THPT.

Bài này chúng ta sẽ củng cố lại khái niệm và công thức về nồng độ phần trăm, nồng độ mol của dung dịch. Làm quen với thao tác pha chế dung dịch và rèn luyện các kỹ năng tính toán.

I. Nồng độ mol, nồng độ phần trăm: Kiến thức cần nhớ

1. Độ tan của một chất trong nước là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tan?

a) Độ tan của một chất trong nước (kí hiệu S) là số gam chất đó tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định

* Ví dụ: SNaCl (25oC) = 36g có nghĩa là ở 250C, trong 100 gam nước chỉ có thể hòa tan tối đa là 36 gam NaCl để tạo ra dung dịch NaCl bão hòa

b) Yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của một chất trong nước là nhiệt độ (đối với độ tan của chất khí trong nước còn phụ thuộc vào áp suất)

* Ví dụ: SNaCl (100oC) = 39,8g; SO2 (20oC, 1atm) = 0,005g.

hay hoc hoi vn

2. Nồng độ dung dịch cho biết những gì?

Nồng độ phần trăm và nồng độ mol cho biết điều gì?

a) Nồng độ phần trăm của dung dịch (kí hiệu là C%) cho ta biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch:

 

* Ví dụ: Dung dịch đường 20% cho biết trong 100g dung dịch có hòa tan 20 gam đường.

b) Nồng độ mol của dung dịch (kí hiệu là CM) cho ta biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.

Công thức tính nồng độ mol của dung dịch là:

 

* Ví dụ: Dung dịch H2SO4 0,5M cho biết trong 1 lít dung dịch có hòa tan 0,5 mol H2SO4

3. Cách pha chế dung dịch như thế nào?

Để pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước, ta thực hiện hai bước sau:

- Bước 1: Tính các đại lượng cần dùng

- Bước 2: Pha chế dung dịch theo các đại lượng đã xác định

* Ví dụ: Pha chế 200 gam dung dịch NaCl 20%

 Bước 1: mNaCl= (200. 20):100= 40 gam

 mH2O= mdd – mct = 200- 40 = 160 gam

 Bước 2: Cách pha chế

- Cân 40 gam NaCl khan cho vào cốc

- Cân 160 gam H2O (hoặc đong 160 ml nước) cho dần dần vào cốc và khuấy cho đến khi tan hết, ta được 200 gam dung dịch NaCl 20%.

II. Bài tập vận dụng tính nồng độ mol, nồng độ phần trăm của dung dịch

* Bài 1 trang 151 SGK Hóa 8: Các kí hiệu sau cho chúng ta biết những điều gì?

a) SKNO3 =31,6g; SKNO3(100oC) =246g;

SCuSO4 = 20,7g; SCuSO4(100oC) =75,4g.

b) SCO2(20oC,1atm) =1,73g; SCO2(60oC,1atm) = 0,07g

> Lời giải Bài 1 trang 151 SGK Hóa 8

* Bài 2 trang 151 SGK Hóa 8: Bạn em đã pha loãng axit bằng cách rót từ từ 20g dung dịch H2SO4 50% vào nước và sau đó thu được 50g dung dịch H2SO4.

a) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4 sau khi pha loãng.

b) Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 sau khi pha loãng biết rằng dung dịch này có khối lượng riêng là 1,1g/cm3.

> Lời giải Bài 2 trang 151 SGK Hóa 8

* Bài 3 trang 151 SGK Hóa 8: Biết SK2SO4 = 11,1g. Hãy tính nồng độ phần trăm của dung dịch K2SO4 bão hòa ở nhiệt độ này.

> Lời giải bài 3 trang 151 SGK Hóa 8

* Bài 4 trang 151 SGK Hóa 8: Trong 800ml của một dung dịch có chứa 8g NaOH. 

a) Tính nồng độ mol của dung dịch này.

b) Phải thêm bao nhiêu ml nước vào 200ml dung dịch này để được dung dịch NaOH 0,1M?

> Lời giải bài 4 trang 151 SGK Hóa 8

* Bài 5 trang 151 SGK Hóa 8: Hãy trình bày cách pha chế:

400g dung dịch CuSO4 4%.

300ml dung dịch NaCl 3M.

> Lời giải bài 5 trang 151 SGK Hóa 8

* Bài 6 trang 151 SGK Hóa 8: Hãy trình bày cách pha chế:

a) 150 g dung dịch CuSO4 2% từ dung dịch CuSO4 20%

b) 250 ml dung dịch NaOH 0,5 M từ dung dịch NaOH 2M

> Lời giải bài 6 trang 151 SGK Hóa 8

Hy vọng với nội dung bài tập luyện tập về cách tính Nồng độ Mol, Nồng độ phần trăm của dung dịch, pha chế dung dịch ở trên giúp các em đã nắm vững phần kiến thức này. Mọi thắc mắc và góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết để hayhochoi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

» Mục lục bài viết SGK Hóa 8 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 8 Lý thuyết và Bài tập

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan