Soạn bài Trở gió trang 44, 45, 46, 47 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức tập 1, bài 2: Khúc nhạc tâm hồn, nhằm gợi ý trả lời các câu hỏi qua đó giúp các em dễ dàng soạn văn 7 được tốt hơn.
Trả lời:
Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:
- Thoạt đầu, âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không.
- […] Bây giờ trở thành một dòng gió, xấp xãi, cuống quýt sốc vào tấm tôn bên chái đông đã bị đứt đinh từ mùa trước. Cồn cào. Nồng nhiệt. Mà thiệt dịu dàng.
Trả lời:
Những biểu hiện của tâm trạng “lộn xộn, ngổn ngang” ở nhân vật “tôi” khi gió chướng về là:
+ Vừa mừng vừa bực.
+ Vương vấn những nỗi buồn khó tả.
+ Lo sợ khi nghĩ về sự chảy trôi của thời gian.
+ Khẩn trương trong tất cả những hành động của mình.
- Lí do khiến nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng:
+ Khi gió về, lũ con nít nhảy cà tưng, mừng vì sắp được quần áo mới.
+ Gió chướng về đồng nghĩa với gió Tết.
Trả lời:
Tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch” vì: gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới, hi vọng rực lên theo màu lúa…Liếp mía đặt từ hồi tháng Hai, tháng Ba, đợi gió mới chịu già, nước ngọt và trĩu. Vũ sữa chín cây lúc lỉu, căng bóng…Còn dưa hấu nữa, ui chao…
Trả lời:
Câu cuối cùng của văn bản khiến em nhận thấy tác giả có mối tình sâu nặng với quê hương. Dù có sống giữa cuộc sống hiện đại, có siêu thị đầy ắp dưa hấu, dưa kiệu, dưa hành… thì tác giả vẫn luôn hướng về quê hương, luôn mong ngóng và chờ đợi gió chướng
Trả lời:
Văn bản đã thể hiện tình cảm mộc mạc, bình dị của tác giả dành cho quê hương, cho những điều đơn giản. Tác giả yêu gió chướng vì những thứ gần gũi, thân quen, yêu gió chướng cũng là yêu mến chút hồn quê giản dị, gắn bó với cuộc sống của người dân lao động lam lũ. Trở gió không chỉ sâu sắc bởi những cảm nhận tinh tế của tác giả mà còn phảng phất hương vị quê hương bởi những điều bình dị, thiết thân.
Trả lời:
- Trong hình dung của tác giả, nếu một mai đi xa, nhắc đến “gió chướng”, ngay lập tức “tôi” sẽ chết giấc trong nỗi nhớ quê nhà với hàng loạt các hình ảnh quen thuộc hiện ra trong tâm trí như những mùi rơm vướng oằn nhánh me, gồng bạc hà cháy lá, con nước rong linh đinh lém bờ sông, má đứng rê lúa, trấu bay xà quần về cuối gió…
- Nếu bản thân em nếu phải xa nhà, xa quê hương em sẽ nhớ nhất bữa cơm đạm bạc quây quần bên gia đình, có canh rau muống có cà rầm tương do mẹ nấu, cùng nhau ăn bữa cơm gia đình, cùng nhau chia sẻ những điều đã trải qua trong ngày…
Với nội dung bài soạn Trở gió trang 44, 45, 46, 47 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức tập 1 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững kiến thức Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem thêm các bài Soạn Văn 7 Kết nối tri thức khác
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 39
Soạn bài Đồng dao mùa xuân trang 40, 41
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42
Soạn bài Gặp lá cơm nếp trang 43, 44
Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Nghĩa của từ ngữ trang 47
Soạn bài Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ trang 48-50
Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ trang 50-53