Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Phó từ trang 72 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức tập 1, bài 3: Cội nguồn yêu thương, nhằm gợi ý trả lời các câu hỏi qua đó giúp các em dễ dàng soạn văn 7 được tốt hơn.
Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ trong các câu sau:
a) Tôi nghĩ không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người, nhất là lứa tuổi trẻ, đều cần biết câu chuyện này.
b) Những lúc ấy, thấy Đuy-sen đã bế các em qua suối.
c) Tuy chúng tôi còn bé, nhưng tôi nghĩ rằng lúc đó chúng tôi đều đã hiểu được những điều
Trả lời:
- Các phó từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ:
a) mọi người
b) những lúc ấy, các em
c) những điều ấy
Tìm phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì.
a) Và tôi không nghĩ ra được cách gì hơn là thay mặt bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va để kể hết chuyện này.
b) Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì?
c) Chúng tôi cũng đứng dậy cõng những bao ki-giắc lên lưng và rảo bước về làng.
d) An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?
Trả lời:
- Phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ là
a) để kể hết ⇒ phó từ để đứng trước động từ kể chỉ mục đích, phó từ hết đứng sau động từ kể chỉ kết quả.
b) hay lắm ⇒ phó từ lắm sau tính từ hay để chỉ mức độ
c) cũng đứng dậy ⇒ phó từ cũng đứng trước động từ đứng chỉ sự tiếp diễn tương tự.
d) hay quá, chắc là ngoan lắm ⇒ phó từ quá, lắm sau tính từ hay, ngoan để chỉ mức độ. Phó từ chắc là đứng trước tính từ ngoan chỉ khả năng.
Trong phần (4) của văn bản Người thầy đầu tiên, phó từ hãy được lặp lại nhiều lần. Cho biết tác dụng của việc lặp lại phó từ này.
Và những khi ấy tôi nghĩ: Hãy nhìn đi, hãy nghiên cứu, chọn lọc. Hãy vẽ hai cây phong của Đuy-sen và An-tư-nai, chính hai cây phong đã cho tuổi thơ của mày bấy nhiêu giây phút sướng vui, mặc dù mày không biết rõ sự tích của chúng. Hãy vẽ một đứa bé đi chân không, da rám nắng. Nó trèo lên cao, thật là cao và ngồi lên một cành phong, đôi mắt hân hoan nhìn vào cõi xa xăm kì ảo.
[..] Nếu không, thì hãy vẽ người thầy giáo tiễn An-tư-nại lên tỉnh. Mày còn nhớ khi ông cất tiếng gọi An-tư-nai lần cuối cùng! Hãy vẽ một bức tranh như thế, sao cho bức tranh ấy giống như tiếng gọi của Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe vẳng lại, sẽ vang dội mãi trong lòng mỗi người.
Trả lời:
Trong phần kết của văn bản Người thầy đầu tiên, phó từ hãy được lặp lại nhiều lần: => phó từ hãy nhằm yêu cầu người khác/ bản thân làm một việc gì đó. Việc lặp lại nhiều lần phó từ hãy nhằm liệt kê và nhấn mạnh những yêu cầu cần làm đối với bản thân.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 3 phó từ.
Trả lời:
Trong truyện Người thầy đầu tiên, nhân vật để lại ấn tượng sâu đậm với chúng ta hơn cả có lẽ là thầy giáo Đuy-sen- một người thầy tận tâm và yêu thương học trò hết mực. Dưới con mắt của cô bé nghèo An-tư-nai, thầy hiện lên thật đặc biệt. Gữa trời đông giá buốt, những người cưỡi ngựa lướt qua cười nhạo báng thì thầy đi chân không bế các em qua suối “lưng thì cõng, tay thì bế” để các em đi tìm con chữ. Rồi khi thấy An-tư-nai ngã, thầy quẳng tảng đá trên tay, nhảy ngay lại, đỡ lên, rồi bế chạy lên bờ, lót chiếc áo choàng đặt An-tư-nai vào đó. Thầy xoa hai chân, bóp chặt đôi tay lạnh cóng và đưa lên miệng hà hơi ấm. Những hành động đó cho chúng ta thấy được thầy Đuy-sen là một người thầy chu đáo, tận tâm và thương yêu học trò.
Với nội dung bài soạn Thực hành tiếng Việt: Phó từ trang 72 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức tập 1 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững kiến thức Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem thêm các bài Soạn Văn 7 Kết nối tri thức khác
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 58
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ trang 59
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 64
Soạn bài Người thầy đầu tiên trang 65
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 72
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học trang 74
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học) trang 81