Soạn bài Chuyện cơm hến trang 111 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức tập 1

08:28:3627/08/2024

Soạn bài Chuyện cơm hến trang 111, 112, 113, 114, 115, 116 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức tập 1, bài 5: Màu sắc trăm miền, nhằm gợi ý trả lời các câu hỏi qua đó giúp các em dễ dàng soạn văn 7 được tốt hơn.

Trước khi đọc

Câu 1 trang 111 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1:

Mỗi vùng miền trên thế giới đều có những nét riêng trong phong cách ẩm thực. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vấn đề này.

Trả lời:

Mỗi vùng miền trên thế giới đều có những nét riêng trong phong cách ẩm thực để cùng tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo, đặc trưng của mỗi nước. Và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Những món ăn nổi tiếng như: bún đậu mắm tôm (Việt Nam), sushi (Nhật Bản), Kim Chi (Hàn Quốc) …

Câu 2 trang 111 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1:

Nếu được yêu cầu giới thiệu về một món ăn đặc sản ở quê em, em sẽ chọn món nào?

Trả lời:

Nhắc đến Hà Nội quê em thì không thể không nhắc tới: Phở bò, cốm, bánh cuốn…

Đọc văn bản

1. Theo dõi: Chú ý nét riêng trong khẩu vị của người Huế

Trả lời:

Nét riêng trong khẩu vị của người Huế là;

- “Người Huế thích dùng mướp đắng khi còn xanh, nấu canh phải duống nồi nước sôi xuống để thả mướp vào mới đảm bảo là đắng, lại còn bóp mướp sống làm nộm, đắng một cách tuyệt vời!”

⇒ Người Huế rất thích ăn đồ có vị đắng

2. Suy luận: Tác giả là người vùng nào? Chi tiết nào cho thấy điều đó

Trả lời:

- Tác giả là người Huế

- Chi tiết cho thấy điều đó là: “Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tôi, bắt đầu bằng món cơm hến.”

3. Theo dõi: Chú ý câu văn nêu ý kiến riêng của tác giả về món ăn đặc sản

Trả lời:

Các câu văn nêu ý kiến riêng của tác giả về món ăn đặc sản là:

“Tôi rất ghét những lối cải tiến tạp nham như vậy. Bún đã có bún bò, ai có giang sơn ấy, việc gì phải cướp bản quyền sáng chế của người khác.”

- “Tôi nghĩ rằng trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa hết sức quan trọng, để bảo toàn di sản.”

- “Với tôi, một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa, cứ phải giống như ngày xưa, và mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả!”

4. Theo dõi: Chú ý các nguyên liệu làm cơm hến

Trả lời:

Các nguyên liệu làm cơm hến là:

+ Ớt tương

+ Ớt màu, ớt dầm nước mắm

+ Ruốc sống

+ Bánh tráng nướng bóp vụn

+ Muối rang

+ Hạt đậu phụng rang mỡ, giã hơi thô thô

+ Mè rang

+ Da heo rang giòn

+ Mỡ và tóp mỡ

+ Vị tinh

5. Theo dõi: Chú ý vị thứ mười lăm của cơm hến

Trả lời:

Vị thứ mười lăm của cơm hến là lửa. Một bếp lửa chắt chiu, ấp ủ đi trong mưa suốt mùa đông, bền bỉ theo bước chân người.

Sau khi đọc

Nội dung chính: Khắc họa lại món ăn đậm đà bản sắc xứ Huế- cơm hến, đồng thời thể hiện những suy nghĩ của tác giả về việc “cải tiến” món ăn dân tộc. Từ đó thể hiện tình yêu quê hương da diết của tác giả.

Cơm hến xứ Huế

Câu 1 trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1:

Những chi tiết nào cho em thấy cơm hến là món ăn bình dân?

Trả lời:

Những chi tiết cho thấy cơm hến là món ăn bình dân là:

- Cơm nguội.

- Cơm hến là vị chủ, được xào kèm theo tàu (miến), măng khô và thịt heo thái chỉ.

- Rau sống: làm bằng thân chuối hoặc bắp chuối xắt mỏng như sọi tơ, trộn lẫn với môn bạc hà, khế và rau thơm thái nhỏ, giá trần, có khi còn điểm thêm những cánh bông vạn thọ vàng, nhìn tươi mắt và có thêm mùi thơm riêng.

→ Cơm hến là món ăn bình dân vì được làm từ những nguyên liệu bình dân, dễ tìm kiếm.

Câu 2 trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1:

Món cơm hến cho thấy đặc điểm gì trong phong cách ăn uống của người Huế?

Trả lời:

Qua món cơm hến, ta thấy được người Huế rất thích ăn cay. “Hương vị bát ngát suốt đời người của tô cơm hến là mùi ruốc thơm dậy tận óc, và vị cay đến trào nước mắt. Người “máu” cơm hến vẫn chưa vừa lòng với vị cay sẵn có mà còn đòi thêm một trái ớt tươi để cắn kêu cái rốp”.

Câu 3 trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1:

Chuyện cơm hến có phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn không? Tác giả bàn tới những điều gì xung quanh món cơm hến?

Trả lời:

Chuyện cơm hến không đơn giản chỉ là một văn bản giới thiệu một món ăn. Thông qua tác phẩm, tác giả đã giúp người đọc thấy được phong cách ăn uống của người Huế và khẳng định giá trị văn hóa tinh thần của món ăn.

Câu 4 trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1:

Theo em, tại sao tác giả lại cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa”?

Trả lời:

Theo em, tác giả lại cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa” vì nó phải giống y như ngày xưa, không nên cải tiến tạp nham, cướp bản quyền sáng chế của người khác về món ăn, mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”.

Câu 5 trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1:

Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho em suy nghĩ gì về ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa của người dân địa phương ?

Trả lời:

Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho em suy nghĩ về ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa củangười dân địa phương là:

 Ngọn lửa cũng là một gia vị đặc biệt để tạo nên vị đặc trưng cho bát cơm hến. Đó là mùi vị thứ mười lăm của món cơm hến, vị của lửa, vị của sự ấp iu, của tinh thần giữ gìn bản sắc văn hóa.

→ Người Huế luôn cố găng để giữ gìn và phát triển món ăn đậm đà bản sắc dân tộc, để khi nhắc đến cơm hến là mọi người đều nhớ đến Huế.

Câu 6 trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1:

Tìm những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc.

Trả lời:

Những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc là:

Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tuibạn nhậu; “cay dễ sợ”; “túi mắt túi mũi”; tôi rất ghét; tôi thất kinh; xúc động tận chân răng…

Câu 7 trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1:

Em cảm nhận như thế nào về cái tôi của tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến?

Trả lời:

Cái tôi của tác giả được thể hiện trong “Chuyện cơm hến” là cái tôi yêu quê hương, yêu những nét văn hóa ẩm thực độc đáo của quê hương mình. Đồng thời, đó cũng là cái tôi bày tỏ quan điểm về cải tiến, phá cách món ăn quê hương, ông mong muốn những món ăn này vẫn giữ nguyên được hương vị và giá trị của mình.

Viết kết nối với đọc 

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em sống.

Đoạn văn tham khảo

Quê em ở Nha Trang. Nhà em cách biển không xa. Những đêm trăng đẹp, em thường được cha mẹ cho ra ngắm biển. Biển quê em đẹp tuyệt vời trong những đêm trăng sáng. Mặt biển như một tấm thảm dát vàng khổng lồ. Xa xa, ánh đèn trên những chiếc thuyền câu lúc ẩn lúc hiện như những ánh sao trong đêm. Trên bãi biển, những du khách đang thả bước một cách thanh bình. Họ như muốn tận hương vẻ đẹp kì diệu của đêm trăng. Một vài bạn nhỏ đang chơi đùa dưới ánh trăng với những trò như cút bắt, trốn tìm. Chơi hết buổi tối mà em cũng chưa muốn về vì luyến tiếc vẻ đẹp của nó.

Với nội dung bài soạn Chuyện cơm hến trang 111, 112, 113, 114, 115, 116 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức tập 1 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững kiến thức Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

 Xem thêm các bài Soạn Văn 7 Kết nối tri thức khác

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 106

Soạn bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt trang 107

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 110

Soạn bài Chuyện cơm hến trang 111

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 116

Soạn bài Hội lồng tồng trang 117

Soạn bài Viết văn bản tường trình trang 120

Soạn bài Trình bày ý kiến về vấn đề văn hoá truyền thống trang 123

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 126

Soạn bài Những khuôn cửa dấu yêu trang 126

Soạn bài Đọc mở rộng trang 129

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan