Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Từ ngữ địa phương trang 116 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức tập 1, bài 5: Màu sắc trăm miền, nhằm gợi ý trả lời các câu hỏi qua đó giúp các em dễ dàng soạn văn 7 được tốt hơn.
Trong câu văn sau, những từ ngữ nào có thể được xem là từ ngữ địa phương? Vì sao?
Tất cả được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán cơm hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít....
Trả lời:
- Những từ ngữ có thể được xem là từ ngữ địa phương là: thâu, vịm, trẹc, o.
- Đây được coi là từ ngữ địa phương vì những từ ngữ này là đặc trưng vùng miền, chỉ ở Huế mới sưr dụng.
Liệt kê một số từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản Chuyện cơm hến. Những từ ngữ đó có nghĩa tương đương với những từ ngữ nào được dùng ở địa phương em hoặc trong từ ngữ toàn dân?
Trả lời:
Từ ngữ địa phương trong “Chuyện cơm hến” |
Từ ngữ toàn dân/ địa phương nơi khác |
Lạt |
Nhạt |
Duống |
Đưa xuống |
Né |
Tránh |
Phỏng |
Bỏng |
Túi mắt túi mũi |
Tối mắt tối mũi |
Tui |
Tôi |
Xắt |
Thái |
Nhiêu khê |
Lôi thôi, phức tạp |
Mè |
Vừng |
Heo |
Lợn |
Vị tinh |
Bột ngọt |
Thẫu |
Thẩu |
Vịm |
Liễn |
Trẹc |
Mẹt |
o |
cô |
Tô |
bát |
Chi |
Gì |
Môn bạc hà |
Cây dọc mùng |
Trụng |
Nhúng |
Cho biết tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến
Trả lời:
Việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến có tác dụng tạo sắc thái đạc trưng, đậm đà bản sắc văn hóa địa phương xứ Huế.
Nêu một số từ ngữ địa phương chỉ sự vật (người, cây cối, con vật, đồ vật) ở các vùng miền mà em biết và tìm từ ngữ toàn dân tương ứng.
Trả lời:
Từ ngữ địa phương |
Từ ngữ toàn dân |
Má, u, bầm, mạ |
Mẹ |
Thầy, tía, cha, ba |
Bố |
Chén |
Cốc |
Heo |
Lợn |
Quả thơm |
Quả dứa |
Con Tru |
Con Trâu |
Bắp |
Ngô |
Với nội dung bài soạn Thực hành tiếng Việt: Từ ngữ địa phương trang 116 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức tập 1 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững kiến thức Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem thêm các bài Soạn Văn 7 Kết nối tri thức khác
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 106
Soạn bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt trang 107
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 110
Soạn bài Chuyện cơm hến trang 111
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 116
Soạn bài Hội lồng tồng trang 117
Soạn bài Viết văn bản tường trình trang 120
Soạn bài Trình bày ý kiến về vấn đề văn hoá truyền thống trang 123
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 126