Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 39 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức tập 1, bài 2: Khúc nhạc tâm hồn, nhằm gợi ý trả lời các câu hỏi qua đó giúp các em dễ dàng soạn văn 7 được tốt hơn.
- Thơ bốn chữ và thơ năm chữ là những thể thơ được gọi tên theo số chữ (tiếng) trong mỗi dòng thơ. Số lượng dòng trong mỗi bài không hạn chế. Bài thơ bốn chữ và năm chữ có thể chia khổ hoặc không.
- Cách gieo vần trong thơ bốn chữ và thơ năm chữ: vẫn thường được đặt ở cuối dòng, gọi là vần chân. Vẫn có thể gieo liên tiếp (vần liền) hoặc cách quãng (vẫn cách), cũng có thể phối hợp nhiều kiểu gieo vần trong một bài thơ (vần hỗn hợp),…
- Thơ bốn chữ thường ngắt nhịp 2/2 hoặc 3/1; thơ năm chữ thường ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2. Tuy nhiên, nhịp thơ cũng có thể được ngắt linh hoạt, phù hợp với tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong bài thơ.
- Thơ bốn chữ và thơ năm chữ gần gũi với đồng dao, vè, thích hợp với việc kể chuyện; hình ảnh thơ thường dung dị, gần gũi.
- Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách nói riêng làm giảm nhẹ mức độ, quy mô, tính chất,... của đối tượng, hoặc tránh trình bày trực tiếp điều muốn nói để khỏi gây cảm giác đau buồn, ghê sợ hay để giữ phép lịch sự.
Với nội dung bài soạn Tri thức ngữ văn trang 39 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức tập 1 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững kiến thức Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem thêm các bài Soạn Văn 7 Kết nối tri thức khác
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 39
Soạn bài Đồng dao mùa xuân trang 40, 41
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42
Soạn bài Gặp lá cơm nếp trang 43, 44
Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Nghĩa của từ ngữ trang 47
Soạn bài Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ trang 48-50
Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ trang 50-53