Hướng dẫn Giải Hóa 10 trang 20 Chân trời sáng tạo SGK bài 3: Nguyên tố Hóa học, chi tiết dễ hiểu để học sinh tham khảo giải Hóa 10 chân trời ST tốt hơn, giỏi hơn.
Hóa 10 trang 20 Chân trời sáng tạo: Mở đầu
Kim cương và than chì có vẻ ngoài khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều được tạo thành từ cùng một nguyên tố hóa học là nguyên tố carbon (C). Nguyên tố hóa học là gì? Một nguyên tử của nguyên tố hóa học có những đặc trưng cơ bản nào?
Lời giải:
- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
- Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử (còn gọi là số hiệu nguyên tử) của một nguyên tố hóa học và số khối được xem là những đặc trưng cơ bản của nguyên tử.
Hóa 10 trang 20 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 1
Quan sát Hình 3.1, cho biết nguyên tử nitrogen có bao nhiêu proton, neutron và electron.
Lời giải:
Dựa vào mô hình ta thấy: Nguyên tử nitrogen có 7 proton, 7 neutron và 7 electron.
Hóa 10 trang 20 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 2
Điện tích hạt nhân của nguyên tử nitrogen có giá trị là bao nhiêu?
Lời giải:
Nguyên tử nitrogen có số đơn vị điện tích hạt nhân Z = số proton = 7.
⇒ Điện tích hạt nhân của nguyên tử nitrogen bằng +Z = +7.
Hóa 10 trang 20 Chân trời sáng tạo: Luyện tập
Nguyên tử sodium có 11 proton. Cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân và số electron của nguyên tử này.
Lời giải:
Nguyên tử nitrogen có số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton = số electron = 11.
Với nội dung Giải Hóa 10 trang 20 Chân trời sáng tạo chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải bài tập Hóa 10 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem thêm Giải Hóa 10 Chân trời sáng tạo hay khác
Giải Hóa 10 trang 20 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Hóa 10 trang 21 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Hóa 10 trang 22 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Hóa 10 trang 23 Chân trời sáng tạo SGK