Hướng dẫn Giải Hóa 10 Chân trời sáng tạo trang 102 với nội dung SGK bài 16: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học, chi tiết dễ hiểu để học sinh tham khảo giải Hóa 10 chân trời ST tốt hơn, giỏi hơn.
Câu hỏi 8 trang 102 Hóa 10 Chân trời sáng tạo:
Quan sát Hình 16.7, giải thích kết quả của thí nghiệm 2.
Lời giải:
Khi HCl phản ứng với CaCO3 dạng hạt, diện tích tiếp xúc giữa các phân tử HCl và CaCO3 tăng lên ⇒ số va chạm hiệu quả tăng ⇒ tốc độ phản ứng tăng.
Luyện tập trang 102 Hóa 10 Chân trời sáng tạo:
Củi khi được chẻ nhỏ sẽ cháy nhanh hơn và mạnh hơn so với củi có kích thước lớn. Giải thích.
Lời giải:
Củi được chẻ nhỏ ⇒ diện tích tiếp xúc giữa củi (nhiên liệu) với oxygen trong không khí tăng ⇒ tốc độ phản ứng cháy tăng.
Câu hỏi 9 trang 102 Hóa 10 Chân trời sáng tạo:
Tiến hành thí nghiệm 3, quan sát hiện tượng và so sánh sự thay đổi của tàn đóm ở 2 ống nghiệm.
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của xúc tác đến tốc độ phản ứng
Hóa chất: dung dịch hydrogen peroxide (H2O2) 30%, bột MnO2.
Dụng cụ: Ống nghiệm, tàn đóm đỏ.
Tiến hành:
Bước 1: Rót khoảng 2 mL dung dịch H2O2 vào 2 ống nghiệm (1), (2).
Bước 2: Thêm một ít bột MnO2 vào ống nghiệm (2) và đưa nhanh tàn đóm đỏ vào miệng 2 ống nghiệm (Hình 16.8).
Phương trình hóa học của phản ứng:
2H2O2(aq) 2H2O(l) + O2(g)
Lời giải:
Hiện tượng:
- Tàn đóm ở ồng nghiệm (1) chỉ cháy nhẹ.
- Tàn đóm ở ống nghiệm (2) bùng cháy mãnh liệt hơn.
Với nội dung Giải Hóa 10 SGK Chân trời sáng tạo trang 102 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải Hóa 10 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem thêm Giải Hóa 10 Chân trời sáng tạo bài 16: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học
Giải Hóa 10 Chân trời sáng tạo trang 98
Giải Hóa 10 Chân trời sáng tạo trang 99
Giải Hóa 10 Chân trời sáng tạo trang 100
Giải Hóa 10 Chân trời sáng tạo trang 101
Giải Hóa 10 Chân trời sáng tạo trang 102