200ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5mol/lit hòa tan vừa đủ 20g hỗn hợp CuO và Fe2O3...
Bài 3 trang 9 SGK Hoá 9: 200ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5mol/lit hòa tan vừa đủ 20g hỗn hợp CuO và Fe2O3.
a) Viết các phương trình phản ứng hóa học.
b) Tính khối lượng của mỗi oxit bazơ có trong hỗn hợp ban đầu.
Giải bài 3 trang 9 SGK Hoá 9:
- Theo bài ra, ta có: VHCl = 200ml = 0,02 (l);
CM HCl = 3,5 (M).
⇒ nHCl = CM.V = 3,5.0,02 = 0,7 (mol).
- Gọi x, y lần lượt là số mol của CuO và Fe2O3.
a) Phương trình phản ứng hóa học:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O (1)
x 2x (mol)
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O (2)
y 6y (mol)
b) Theo PTPƯ ta có:
- PTPƯ (1) ta có: nHCl (1) = 2.nCuO = 2x (mol).
- PTPƯ (2) ta có: nHCl (2) = 6.nFe2O3 = 6y (mol).
⇒ nHCl = 2x + 6y = 0,7 (mol) (*)
- Mặt khác: mCuO = (64 + 16).x = 80x (g);
mFe2O3 = (56.2 + 16.3).y = 160y (g)
- Theo bài ra, ta có:
mhỗn hợp = mCuO + mFe2O3 = 80x + 160y = 20 (g) (**)
- Từ (**) chia 2 vế cho 80 ta được:
x + 2y = 0,25 ⇒ x = 0,25 – 2y (***)
- Thay x vào (*) ta được: 2(0,25 – 2y) + 6y = 0,7
⇒ 0,5 - 4y + 6y = 0,7 ⇒ 2y = 0,2 ⇒ y = 0,1 (mol).
- Thay y vào (***) ta được: x = 0,25 - 2.0,1 = 0,05 (mol).
⇒ mCuO = n.M = 0,05.80 = 4 (g).
⇒ mFe2O3 = n.M = 0,1.160 = 16 (g).
Hy vọng với lời giải bài 3 trang 9 SGK Hoá 9 ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem các bài tập Hoá 9 cùng chuyên mục
> Bài 1 trang 11 sgk hoá 9: Viết phương trình hoá học cho mỗi biến đổi sau:...
> Bài 5 trang 11 sgk hoá 9: Khí lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây:...