Cho mạch điện có sơ đồ như hình dưới, trong đó các ắc quy có suất điện động ξ1 = 12V; ξ2 = 6V và có điện trở không đáng kể....
Bài 2 trang 62 SGK Vật Lý 11: Cho mạch điện có sơ đồ như hình dưới, trong đó các ắc quy có suất điện động ξ1 = 12V; ξ2 = 6V và có điện trở không đáng kể.
Các điện trở R1 = 4Ω; R2 = 8Ωa) Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch.
b) tính công suất tiêu thụ điện của mỗi điện trở.
c) Tính công suất của mỗi ắc quy và năng lượng mà mỗi ắc quy cung cấp trong 5 phút.
Giải bài 2 trang 62 SGK Vật Lý 11:
a) Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch.
- Do 2 nguồn điện mắc nối tiếp nên suất điện động của bộ nguồn ghép nối tiếp:
ξb = ξ1 + ξ2 = 12 + 6 = 18 (V).
- Ta cũng thấy 2 điển trở R1 và R2 được mắc nối tiếp nên điện trở tương đương của mạch ngoài gồm hai điện trở mắc nối tiếp là:
RN = R1 + R2 = 4 + 8 = 12(Ω).
- Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch, ta có:
b) Vì 2 điện trở ghép nối tiếp với nguồn nên I1 = I2 = I = 1,5A
⇒ Công suất tiêu thụ của mỗi điện trở R1, R2 tương ứng là:
P1 = R1. I12 = 4. 1,52 = 9(W);
P2 = R2 .I22 = 8. 1,52 = 18(W);
c) Công suất của mỗi ắc quy cung cấp :
Png(1) = ξ1.I = 12.1,5 = 18(W)
Png(2) = ξ2.I = 6.1,5 = 9(W)
- Năng lượng mỗi ắc quy cung cấp trong 5 phút:
Wng(1) = Png(1).t = 18.5.60 = 5400J
Wng(2) = Png(2).t = 9.5.60 = 2700J
- Kết luận:
a) I = 1,5A;
b) P1 = 9W; P2 = 18W;
c) Png(1) = 18W; Png(2) = 9W;
Wng(1) = 5400J; Wng(2) = 2700J.
Hy vọng với lời giải bài 2 trang 62 SGK Vật lí 11 ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem các bài tập Vật lí 11 cùng chuyên mục