Lý thuyết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 14: giúp các em hiểu khái niệm Tụ điện, Công thức biểu thức điện dung của tụ điện? Bộ tụ ghép nối tiếp và ghép song song.
Vậy khái niệm Tụ điện là gì? Công thức biểu thức tính điện dung của tụ điện ra sao? Điện dụng của bộ tụ ghép nối tiếp và bộ tụ ghép song song? được hayhochoi trình bày ngắn gọn, dễ hiểu trong bài viết này.
Những vật được cấu tạo từ các chất chứa ít hoặc không có hạt mang điện tự do, không cho điện tích chạy qua được gọi là điện môi. Ví dụ: nhựa, cao su, thuỷ tinh, sứ,…
- Khi điện môi được đặt trong một vùng không gian có điện trường, mỗi nguyên tử của điện môi bị phân cực và làm cho cả khối điện môi bị phân cực với hai mặt tích điện trái dấu nhau. Điều này dẫn đến điện trường tổng hợp bên trong khối điện môi có độ lớn nhỏ hơn cường độ điện trường ngoài.
- Mỗi chất điện môi được đặc trưng bởi hằng số điện môi, kí hiệu là e.
Tụ điện là một hệ gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Mỗi vật dẫn được gọi là một bản của tụ điện.
- Khi nối hai bản của tụ điện vào hai cực của nguồn điện, hai bản này sẽ tích điện bằng nhau nhưng trái dấu, đây là quá trình nạp điện cho tụ. Khi nối hai bản của tụ với điện trở thì quá trình này là phóng điện.
Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện, kí hiệu là C và được xác định bởi công thức:
Trong hệ SI, điện dung có đơn vị là fara (F).
Lưu ý: điện dung của tụ điện phẳng được xác định bằng công thức: với d là khoảng các giữa hai bản tụ, S là diện tích đối diện của hai bản tụ.
Hiệu điện thế đặt vào hai đầu của bộ tụ:
U = U1 + U2 + . . . + Un
Nếu các tụ chưa được tích điện thì điện tích của bộ tụ điện là:
Q = Q1 = Q2 = . . . = Qn
Hiệu điện thế đặt vào hai đầu của bộ tụ:
U = U1 = U2 = . . . = Un
Nếu các tụ chưa được tích điện thì điện tích của bộ tụ điện là:
Q = Q1 + Q2 + . . . + Qn
Cb = C1 + C2 + . . . + Cn
Với nội dung bài viết về: Tụ điện là gì? Công thức biểu thức điện dung của tụ điện? Bộ tụ ghép nối tiếp và ghép song song? Vật lí 11 bài 14 Chân trời sáng tạo chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Vật lí 11 CTST. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
> Xem Lý thuyết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo hay khác
Lý thuyết Vật lí 11 Bài 12: Điện trường
Lý thuyết Vật lí 11 Bài 13: Điện thế và thế năng điện
Lý thuyết Vật lí 11 Bài 15: Năng lượng và ứng dụng của tụ điện
Lý thuyết Vật lí 11 Bài 16: Dòng điện. Cường độ dòng điện
Lý thuyết Vật lí 11 Bài 17: Điện trở. Định luật Ohm