Định luật Coulomb, công thức biểu thức? Sự tương tác giữa các điện tích? Vật lí 11 bài 11 CTST

13:13:1729/10/2024

Lý thuyết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 11: giúp các em hiểu Sự tương tác giữa các điện tích, công thức biểu thức tính định luật Coulomb.

Vậy Định luật Coulomb phát biểu như nào? Công thức, biểu thức tính định luật Coulomb ra sao? Sự tương tác giữa các điện tích thế nào? được hayhochoi trình bày ngắn gọn, dễ hiểu trong bài viết này.

1. Sự tương tác giữa các điện tích

Hai loại điện tích

- Một vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ khác thì được gọi là vật tích điện.

- Có 2 loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm.

- Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.

- Đơn vị đo điện tích là culông (C).

Lưu ý: vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới vị trí mà ta xét có thể được xem là một điện tích điểm.

- Điện tích nguyên tốc có giá trị bằng độ lớn điện tích của một hạt mang điện tồn tại độc lập trong tự nhiên và có giá trị: e = 1,6.10-19 C

- Tất cả các vật tích điện đều có độ lớn điện tích q luôn là một bội số của điện tích nguyên tố: q = ne với n là số tự nhiên.

Sự nhiễm điện của các vật

- Nhiễm điện do cọ xát: là sự nhiễm điện khi các vật khác bản chất, tring hoà về điện được cọ xát với nhau, khi đó hai vật nhiễm điện trái dấu.

Ví dụ: cọ xát lược nhựa với tóc, lược nhựa bị nhiễm điện âm và hút được mẩu giấy vụn.

- Nhiễm điện do tiếp xúc: là sự nhiễm điện khi một vật trung hoà về điện đặt tiếp xúc với một vật nhiễm điện. Khi đó hai vật nhiễm điện cùng dấu.

Lý thuyết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 11

- Nhiễm điện do hưởng ứng: là sự nhiễm điện khi một vật A (vật dẫn điện) trung hoà về điện đặt gần (không tiếp xúc) với một vật B nhiễm điện. Khi đó, hai đầu vật A, gần và xa vật B, lần lượt nhiễm điện trái dấu và cùng dấu với vật B. Khi đưa vật A ra xa vật B, vật A trở về trạng thái trung hoà như ban đầu.

2. Định luật Coulomb

Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

Trong đó k là hằng số phụ thuộc vào cách chọn đơn vị của các đại lượng, q1, q2 là các giá trị đại số của hai điện tích. Trong hệ đơn vị SI, với  là hằng số điện.

Lý thuyết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 11

Chú ý:

- Khi đặt hai điện tích vào một môi trường điện môi đồng chất, lực tương tác tĩnh điện sẽ giảm e lần so với khi đặt chúng trong chân không.

- Xét điện tích q chịu tác dụng vởi lực tĩnh điện của n điện tích điểm, lực tổng hợp tác dụng lên điện tích q được xác định: 

Với nội dung bài viết về: Định luật Coulomb, công thức biểu thức? Sự tương tác giữa các điện tích?  Vật lí 11 bài 11 Chân trời sáng tạo chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Vật lí 11 CTST. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

> Xem Lý thuyết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo hay khác

Lý thuyết Vật lí 11 Bài 9: Sóng dừng

Lý thuyết Vật lí 11 Bài 12: Điện trường

Lý thuyết Vật lí 11 Bài 13: Điện thế và thế năng điện

Lý thuyết Vật lí 11 Bài 14: Tụ điện

Lý thuyết Vật lí 11 Bài 15: Năng lượng và ứng dụng của tụ điện

Lý thuyết Vật lí 11 Bài 16: Dòng điện. Cường độ dòng điện

Lý thuyết Vật lí 11 Bài 17: Điện trở. Định luật Ohm

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan