Khái niệm sóng điện từ là gì? Tính chất của sóng điện từ? Vật lí 11 bài 7 CTST

09:14:2629/10/2024

Lý thuyết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 7: giúp các em hiểu khái niệm sóng điện từ, tính chất của sóng điện từ.

Vậy Khái niệm sóng điện từ là gì? Tính chất của sóng điện từ? được hayhochoi trình bày ngắn gọn, dễ hiểu trong bài viết này.

1. Định nghĩa và tính chất của sóng điện từ

Định nghĩa sóng điện từ

Sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên. Ánh sáng có bản chất là sóng điện từ.

Lý thuyết vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 7

- Trong quá trình lan truyền, các thành phần vecto đặc trưng cho điện trường và từ trường dao động cùng pha, vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng.

- Sóng điện từ là sóng ngang.

Tính chất của sóng điện từ

- Tốc độ truyền sóng của sóng điện từ trong chân không là c = 3.108 m/s. Trong không khí, ta có thể gần đúng tốc độ này bằng 3.108 m/s.

- Trong mọi môi trường vật chất, tốc độ truyền sóng điện từ đều nhỏ hơn c.

- Một số hiện tượng đặc trưng của sóng điện từ là: phản xạ, khúc xạ, nhiễu xạ,…

- Khi truyền qua các môi trường khác nhau, tần số và chu kì của sóng điện từ không đổi.

- Tỉ số giữa tốc độ truyền sóng điện từ trong chân không c và trong một môi trường xác định v được gọi là chiết suất của môi trường đó: n = c/v (chiết suất của một môi trường luôn lớn hơn hoặc bằng 1).

2. Thang sóng điện từ

Sóng điện từ có thể được phân loại dựa vào bước sóng hoặc tần số.

Lý thuyết vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 7

Thang sóng điện từ cho biết dải bước sóng và dải tần số ứng với các loại bức xạ khác nhau.

- Các sóng điện từ có bước sóng càng nhỏ thì mang năng lượng càng lớn. Đó là lí do vì sao các sóng điện từ có bước sóng nhỏ lại có khả năng đâm xuyên mạnh như tia X, tia γ.

- Tính đâm xuyên của tia X được ứng dụng trong y học.

Lý thuyết vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 7

Với nội dung bài viết về: Khái niệm sóng điện từ là gì? Tính chất của sóng điện từ? Vật lí 11 bài 7 Chân trời sáng tạo chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Vật lí 11 CTST. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

> Xem Lý thuyết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo hay khác

Lý thuyết Vật lý 11 Bài 1: Mô tả dao động

Lý thuyết Vật lý 11 Bài 2: Phương trình dao động điều hoà

Lý thuyết Vật lý 11 Bài 3: Năng lượng trong dao động điều hoà

Lý thuyết Vật lý 11 Bài 4: Dao động tắt dần và hiện tượng cộng hưởng

Lý thuyết Vật lý 11 Bài 5: Sóng và sự truyền sóng

Lý thuyết Vật lý 11 Bài 6: Các đặc trưng vật lí của sóng

Lý thuyết Vật lý 11 Bài 8: Giao thoa sóng

Lý thuyết Vật lý 11 Bài 9: Sóng dừng

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan