Lý thuyết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 16: giúp các em hiểu Dòng điện, Vận tốc trôi, Công thức, biểu thức tính cường độ dòng điện và vận tốc trôi.
Vậy khái niệm Dòng điện là gì? Vận tốc trôi là gì? Công thức, biểu thức tính cường độ dòng điện và vận tốc trôi ra sao? được hayhochoi trình bày ngắn gọn, dễ hiểu trong bài viết này.
Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.
Chiều dòng điện được quy ước là chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích dương (ngược với chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm).
Đại lượng vật lí đặc trưng cho tác dụng mạnh hay yếu của dòng điện gọi là cường độ dòng điện, được xác định bằng điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng S trong một đơn vị thời gian.
Trong hệ SI, cường độ dòng điện có đơn vị là ampe (A).
- Dòng điện không đổi có cường độ và chiều không thay đổi:
1 culong (1C) là điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1 s khi dòng điện không đổi có cường độ 1 A chạy qua.
1 C = 1A.1s = 1A.s
Vận tốc trôi của các hạt tải điện tỉ lệ với cường độ dòng điện chạy trong vật dẫn.
Đối với vật dẫn là kim loại, hạt tải điện là electron: I = nSve
Với nội dung bài viết về: Dòng điện là gì? Vận tốc trôi là gì? Công thức, biểu thức tính cường độ dòng điện và vận tốc trôi? Vật lí 11 bài 16 Chân trời sáng tạo chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Vật lí 11 CTST. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
> Xem Lý thuyết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo hay khác
Lý thuyết Vật lí 11 Bài 12: Điện trường
Lý thuyết Vật lí 11 Bài 13: Điện thế và thế năng điện
Lý thuyết Vật lí 11 Bài 14: Tụ điện
Lý thuyết Vật lí 11 Bài 15: Năng lượng và ứng dụng của tụ điện
Lý thuyết Vật lí 11 Bài 17: Điện trở. Định luật Ohm