Phương trình li độ, vận tốc, gia tốc của vật dao động điều hòa? Vật lí 11 bài 2 CTST

15:47:0125/10/2024

Lý thuyết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 2: Phương trình dao động điều hòa, giúp các em biết cách viết phương trình li độ, vận tốc và gia tốc của vật dao động điều hòa.

Vậy Phương trình li độ, vận tốc, gia tốc của vật dao động điều hòa như nào? Công thức liên hệ giữa vận tốc  và li độ của vật dao động ra sao? được hayhochoi trình bày ngắn gọn, dễ hiểu trong bài viết này.

1. Li độ trong dao động điều hoà

° Phương trình li độ của vật dao động

Phương trình li độ của vật dao động điều hoà có dạng

x = Acos(ωt + φo)

Trong đó:

- x, A lần lượt là li độ và biên độ dao động của vật, trong hệ SI có đơn vị là m.

- ω là tần số góc của dao động, trong hệ SI có đơn vị là rad/s.

- φ = ωt + φ0 là pha của dao động tại thời điểm t, trong hệ SI có đơn vị là rad.

- φ0 là pha ban đầu của dao động, trong hệ SI có đơn vị là rad.

° Độ dịch chuyển của vật dao động

Độ dịch chuyển so với vị trí ban đầu của vật cũng biến thiên điều hoà theo thời gian cùng biên độ, chu kì và pha với li độ của vật dao động. Tại từng thời điểm, đồ thị độ dịch chuyển – thời gian dịch xuống một đoạn Acosφo trên trục ting so với đồ thị li độ - thời gian.

Ví dụ:

Lý thuyết vật lí 11 chân trời sáng tạo bài 2

2. Vận tốc trong dao động điều hoà

° Phương trình vận tốc của vật dao động

Phương trình vận tốc của vật dao động điều hoà có dạng:

v =  ωAcos(ωt + φo + π/2) = –ωAsin(ωt + φo)

- Đồ thị vận tốc – thời gian của vật dao động điều hoà cũng có dạng hình sin.

- Vận tốc và li độ có cùng chu kì T (cùng tần số f).

- Tốc độ cực đại có biểu thức: vmax = ωA.

- Vận tốc biến đổi điều hoà theo thời gian lệch pha  so với li độ.

- Mối liên hệ giữa vận tốc và li độ tại mỗi thời điểm: 

Lý thuyết vật lí 11 chân trời sáng tạo bài 2

- Khi vật qua vị trí cân bằng: x = 0; v = ±vmax  

- Khi vật ở hai biên: x = ±A; v = 0

3. Gia tốc trong dao động điều hoà

° Phương trình gia tốc của vật dao động

Phương trình gia tốc của bật dao động điều hoà có dạng:

a =  ω2Acos(ωt + φo + π) = –ω2Acos(ωt + φo) = –ω2x

- Đồ thị gia tốc – thời gian của vật dao động điều hoà cũng có dạng hình sin.

- Gia tốc và li độ của vật dao động điều hoà có cùng chu kì T (cùng tần số f).

- Độ lớn gia tốc cực đại: amax = ω2A

- Gia tốc và li độ của vật luôn lệch pha π so với nhau (ngược pha).

Lý thuyết vật lí 11 chân trời sáng tạo bài 2

4. Mở rộng: Con lắc lò xo và con lắc đơn

° Con lắc lò xo

Xét một con lắc lò xo gòm một vật nặng khối lượng m gắn vào một lò xo nhẹ có độ cứng k, đầu còn lại của lò xo được giữ cố định. Vật có thể chuyển động trên mặt sàn nằm ngang như hình 2.6, ma sát giữa mặt sàn và vật là không đáng kể. Kích thích cho vật dao động.

Lý thuyết vật lí 11 chân trời sáng tạo bài 2

Tần số góc của con lắc lò xo: 

° Con lắc đơn

Xét con lắc đơn gồm một vật nặng gắn vào đầu một sợi dây nhẹ, không dãn, đầu còn lại của sợi dây được giữ cố định như hình 2.7. Xem lực cản không khí là không đáng kể. Kích thích cho vật dao động.

Lý thuyết vật lí 11 chân trời sáng tạo bài 2Tần số góc của con lắc lò xo:

Với nội dung bài viết về: Phương trình li độ, vận tốc, gia tốc của vật dao động điều hòa? Vật lí 11 bài 2 CTST chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

> Xem Lý thuyết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo hay khác

Lý thuyết Vật lý 11 Bài 1: Mô tả dao động

Lý thuyết Vật lý 11 Bài 3: Năng lượng trong dao động điều hoà

Lý thuyết Vật lý 11 Bài 4: Dao động tắt dần và hiện tượng cộng hưởng

Lý thuyết Vật lý 11 Bài 5: Sóng và sự truyền sóng

Lý thuyết Vật lý 11 Bài 6: Các đặc trưng vật lí của sóng

Lý thuyết Vật lý 11 Bài 7: Sóng điện từ

Lý thuyết Vật lý 11 Bài 8: Giao thoa sóng

Lý thuyết Vật lý 11 Bài 9: Sóng dừng

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan