Nguồn điện là gì? Công thức tính suất điện động của nguồn điện, nối tiếp, song song, hỗn hợp? Vật lí 11 bài 18 CTST

15:11:3429/10/2024

Lý thuyết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 18: giúp các em hiểu Nguồn điện là gì? Công thức tính suất điện động của nguồn điện, nối tiếp, song song, hỗn hợp đối xứng.

Vậy khái niệm Nguồn điện là gì? Điện trở trong là gì? Công thức tính suất điện động của nguồn điện, nguồn điện ghép nối tiếp, song song, hỗn hợp ra sao? được hayhochoi trình bày ngắn gọn, dễ hiểu trong bài viết này.

Nguồn điện

Khái niệm nguồn điện

Nguồn điện là thiết bị tạo ra và duy trì sự chênh lệch điện thế, nhằm duy trì dòng điện trong mạch kín.

Suất điện động của nguồn điện

Lý thuyết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 18

Suất điện động E của nguồn điện là đại lượng vật lí đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện, nó được đo bằng tỉ số giữa công của lực lạ A làm di chuyển lượng điện tích q > 0 từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện và điện tích q.

Suất điện động có đơn vị là vôn (V).

Lý thuyết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 18

Điện trở trong của nguồn điện

Trong thực tế, khi các điện tích dịch chuyển bên trong nguồn điện về các cực của nguồn dưới tác dụng của lực lạ, chúng luôn va chạm với các hạt vật chất cấu tạo nên nguồn. Do đó, sự dịch chuyển của các điện tích bị cản trở. Đại lượng đặc trưng cho việc cản trở sự dịch chuyển của các điện tích bên trong nguồn điện được gọi là điện trở trong của nguồn, kí hiệu là r (Ω)

Hiệu điện thế U giữa hai cực của nguồn điện có suất điện động E và điện trở r khi phát dòng điện cường độ I chạy qua nguồn được xác định bởi:

U = E - Ir

Mở rộng: Ghép nguồn điện

- Nguồn điện ghép nối tiếp:

Lý thuyết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 18Ta có:

Eb =  E1 + E2 + . . . + En.

rb =  r1 + r2 + . . . + rn.

- Nguồn điện ghép song song:

Lý thuyết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 18

Ta có:

Eb =  E1 = E2 = . . . = En.

- Nguồn điện ghép hỗn hợp đối xứng:

Lý thuyết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 18Ta có:

Eb = nE

 

Với nội dung bài viết về: Nguồn điện là gì? Công thức tính suất điện động của nguồn điện, nối tiếp, song song, hỗn hợp? Vật lí 11 bài 18 Chân trời sáng tạo chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Vật lí 11 CTST. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

> Xem Lý thuyết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo hay khác

Lý thuyết Vật lí 11 Bài 13: Điện thế và thế năng điện

Lý thuyết Vật lí 11 Bài 14: Tụ điện

Lý thuyết Vật lí 11 Bài 15: Năng lượng và ứng dụng của tụ điện

Lý thuyết Vật lí 11 Bài 16: Dòng điện. Cường độ dòng điện

Lý thuyết Vật lí 11 Bài 17: Điện trở. Định luật Ohm

Lý thuyết Vật lí 11 Bài 19: Năng lượng điện. Công suất điện

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan