Bài tập Muối tác dụng với bazơ cũng là một trong các dạng bài tập các em hay gặp trong các bài kiểm tra và thi của môn hóa học.
Bài viết này sẽ giúp các em nắm vững phương pháp giải dạng bài tập Muối tác dụng với bazơ, qua đó giúp các em học tốt hơn, ôn tập hiệu quả hơn để đạt kết quả cao trong các bài thi và kiểm tra môn hóa 9.
I. Lý thuyết và Phương pháp giải bài tập Muối tác dụng với Bazơ
1. Lý thuyết về phản ứng muối với bazơ
• Phản ứng giữa dung dịch muối và dung dịch bazơ là phản ứng trao đổi.
• Phương trình phản ứng hóa học tổng quát:
Muối + bazơ → muối mới + bazơ mới
(dd muối tác dụng với dd bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới)
* Ví dụ: FeCl2 + 2KOH → 2KCl + Fe(OH)2↓
Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3↓
• Điều kiện xảy ra phản ứng
- Chất phản ứng: Hai chất tham gia phản ứng phải tan.
- Sản phẩm: Phải có chất kết tủa (↓) hoặc bay hơi (↑) hoặc H2O
• Phản ứng đặc biệt của Al(OH)3 khi tác dụng với bazơ dư:
3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3↓ + 3NaCl
NaOH(dư) + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O
Hay:
4NaOH(dư) + AlCl3 → NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O
2. Phương pháp giải bài tập dd Muối tác dụng với dd Bazơ
Để giải bài tập dd Muối tác dụng với dd Bazơ ta thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Tính toán theo số liệu đề cho (số mol từ số gam, số lít...)
- Bước 2: Viết phương trình phản ứng hóa học.
- Bước 3: Đặt ẩn, lập hệ phương trình (nếu cần).
- Bước 4: Giải hệ phương trình (nếu có) và tính toán theo yêu cầu đề bài.
II. Bài tập Muối tác dụng với Bazơ minh họa
* Bài tập 1: Trộn dung dịch có chứa 0,1 mol CuSO4 và một dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, lọc kết tủa, rửa sạch rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được a(g) chất rắn. Tính a?
* Lời giải:
- Phương trình phản ứng hóa học:
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
Theo ptpư: 1(mol) 2(mol)
Theo bài ra: 0,1 0,3(mol)
Phân tích: Theo PTPƯ thì 1 mol CuSO4 phản ứng vừa đủ 2 mol NaOH. Theo bài ra, số mol CuSO4 là 0,1 mol, số mol NaOH là 0,3 mol, như vậy ta cần lập tỉ lệ mol để biết chất nào phản ứng hết, chất nào còn dư.
Ta xét tỉ lệ:
⇒ CuSO4 phản ứng hết, NaOH còn dư
⇒ Phản ứng tính theo số mol của CuSO4
Như vậy, theo PTPƯ, số mol Cu(OH)2 là:
nCu(OH)2 = nCuSO4 = 0,1(mol)
- Nung chất rắn đến khối lượng không đổi
Cu(OH)2↓ CuO + H2O
0,1(mol) 0,1(mol)
Theo PTPƯ: nCuO = nCu(OH)2 = 0,1(mol)
nên khối lượng chất rắn CuO là: a = mCuO = n.M = 0,1.80 = 8(g).
* Bài tập 2: Cho a gam KOH nguyên chất vào 250g nước được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 lấy dư, thu được 19,6 g kết tủa. Tính C% của dung dịch A?
* Lời giải:
- Phương trình phản ứng hóa học:
2KOH + Cu(NO3)2 → 2KNO3 + Cu(OH)2↓
- Theo bài ra, thu được 19,6 g kết tủa (là Cu(OH)2), nên suy ra:
- Theo PTPƯ ta có: nKOH = 2nCu(OH)2= 2.0,2 = 0,4 (mol).
Nên khối lượng KOH là: a = mKOH = 0,4.56 = 22,4 (g).
Vậy nồng độ phần trăm của dd KOH (dd A) là:
* Bài tập 3: Cho a (g) Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2, sau phản ứng thu được 20g kết tủa. Tính a?
* Lời giải:
- Phương trình phản ứng hóa học:
Na2CO3 + Ca(OH)2 → 2NaOH + CaCO3↓
- Theo bài ra, thu được 20 g kết tủa là CaCO3 , nên suy ra:
- Theo phương trình phản ứng, ta có:
nNa2CO3 = nCaCO3 = 0,2(mol)
Nên số gam Na2CO3 là: a = mNa2CO3 = n.M = 0,2.106 = 21,2(g).
Vậy a = 21,2(g).
* Bài tập 4: Trộn 13,44 gam dung dịch KOH 25% với 32,5 gam dung dịch FeCl3 20%. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, hãy tính khối lượng kết tủa thu được?
* Lời giải:
- Phương trình phản ứng hóa học:
3KOH + FeCl3 → 3KCl + Fe(OH)3↓
- Vận dụng có công thức tính nồng độ phần trăm:
- Theo bài ra, ta có khối lượng chất ta KOH là:
→ Số mol KOH là:
nKOH = m/M = 3,36/56 = 0,06(mol)
- Khối lượng chất tan FeCl3 là:
→ Số mol của FeCl3 là:
nFeCl3 = m/M = 6,5/162,5 = 0,04(mol)
Ta lập và xét tỉ lệ mol (để xem chất nào pư hết, chất nào còn dư):
Ta xét tỉ lệ:
Vậy KOH phản ứng hết, FeCl3 còn dư;
Nên tính toán theo số mol KOH.
⇒ Số mol kết tủa Fe(OH)3 là:
nFe(OH)3 = (1/3).nKOH = (1/3).0,06 = 0,02(mol)
Vậy khối lượng kết tủa Fe(OH)3 thu được là:
mFe(OH)3 = n.M = 0,02.107 = 2,14(g).
Vậy sau phản ứng hoàn toàn thì số gam kết tủa thu được là 2,14 gam.
* Bài tập 5: Cho a gam NaOH nguyên chất vào 252g nước được dung dịch A. cho dung dịch A tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 có dư, thu được 58,8g kết tủa Cu(OH)2. Hãy tính a và nồng độ phần trăm dung dịch A?
* Lời giải:
- Phương trình phản ứng hóa học:
2NaOH + Cu(NO3)2 → 2NaNO3 + Cu(OH)2↓
- Theo bài ra, thu được 58,8g kết tủa Cu(OH)2 nên ta có:
- Theo PTPƯ thì ta có: nNaOH = 2nCu(OH)2 = 2.0,6 = 1,2(mol)
Nên khối lượng NaOH cần dùng là: a = mNaOH = n.M = 1,2.40 = 48(g).
Khi đó: mdd(A) = 48 + 252 = 300(g)
Vậy nồng độ phần trăm dung dịch A (dd NaOH) là:
* Bài tập 6: Cho 200g dung dịch Ba(OH)2 17,1% vào 500g dung dịch hỗn hợp (NH4)2SO4 1,32% và CuSO4 2%. Sau khi kết thúc tất cả các phản ứng ta thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C.
a) Tính thể tích khí A (đktc)
b) Lấy kết tủa B rửa sạch và nung ở nhiệt cao đến khối lượng không đổi thì được bao nhiêu gam rắn?
c) Tính nồng độ % của các chất trong C.
* Đáp số và hướng dẫn
a) Khí A là NH3 có VNH3 = 2,24 lit
b) mBaSO4 = 0,1125.233 = 26,2g
và mCuO = 0,0625.80 = 5g
c) Khối lượng Ba(OH)2(dư) = 0,0875.171 = 14,96g
mdd = ∑m(các chất đem trộn) - mkết tủa - mkhí
mdd = 500 + 200 – 26,21 – 6,12 – 1,7 = 666g
→ C%(dd Ba(OH)2) = 2,25%
* Bài tập 7: Hòa tan 6,2 (g) Na2O vào nước được 2 lít dung dịch A. Cho 2 lít dung dịch A tác dụng vừa đủ với 2 lít dung dịch MgSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được. (Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).
* Đáp số: 0,025M
Hy vọng với bài viết Bài tập Muối tác dụng với bazơ và phương pháp giải ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để hayhochoi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.