Lý thuyết Bài 5: Phương trình lượng giác cơ bản chương 1 SGK Toán 11 Chân trời sáng tạo Tập 1. Nội dung về cách giải các phương trình lượng giác cơ bản.
Khái niệm phương trình tương đương là gì, cách giải phương trình lượng giác cơ bản như thế nào? câu trả lời sẽ có ngay trong nội dung bài viết này.
• Hai phương trình được gọi là tương đương nếu chúng có cùng tập nghiệm.
• Để chỉ sự tương đương của các phương trình, người ta dùng kí hiệu “⇔”.
* Ví dụ: Hai phương trình x2 – 4 = 0 và 2x2 – 8 = 0 có cùng tập nghiệm {–2; 2} nên hai phương trình này tương đương.
Xét phương trình sin x = m.
• Nếu |m| > 1 thì phương trình vô nghiệm.
• Nếu |m| ≤ 1 thì phương trình có nghiệm:
x = α + k2π, k ∈ ℤ
và x = π – α + k2π, k ∈ ℤ,
với α là góc thuộc [–π/2; π/2] sao cho sin α = m.
* Chú ý:
Một số trường hợp đặc biệt:
• sin x = 1 ⇔ x = π/2 + k2π, (k ∈ ℤ).
• sin x = −1 ⇔ x = −π/2 + k2π, (k ∈ ℤ).
• sin x = 0 ⇔ x = kπ, (k ∈ ℤ).
Ta có:
• sin u = sin v ⇔ u = v + k2π, k ∈ ℤ hoặc u = π – v + k2π, k ∈ ℤ.
• sin x = sin a° ⇔ x = a° + k360°, k ∈ ℤ hoặc x = 180° − a° + k360°, k ∈ ℤ.
* Ví dụ: sinx = 1/2 ⇔ x = π/6 + k2π và x = 5π/6 + k2π (k ∈ ℤ).
Xét phương trình cos x = m.
• Nếu |m| > 1 thì phương trình vô nghiệm.
• Nếu |m| ≤ 1 thì phương trình có nghiệm:
x = α + k2π, k ∈ ℤ
và x = – α + k2π, k ∈ ℤ,
với α là góc thuộc [0; π] sao cho cos α = m.
* Chú ý:
Một số trường hợp đặc biệt:
• cos x = 1 ⇔ x = k2π, k ∈ ℤ;
• cos x = −1 ⇔ x = π + k2π, k ∈ ℤ;
• cos x = 0 ⇔ x = π/2 + kπ, k ∈ ℤ;
Ta có:
• cos u = cos v ⇔ u = v + k2π, k ∈ ℤ hoặc u = –v + k2π, k ∈ ℤ.
• cos x = cos a° ⇔ x = a° + k360°, k ∈ ℤ hoặc x = −a° + k360°, k ∈ ℤ.
* Ví dụ: cos x = cos 35° ⇔ x = 35° + k360° hoặc x = −35° + k360°, k ∈ ℤ.
Với mọi số thực m, phương trình tan x = m có nghiệm
x = α + kπ, k ∈ ℤ,
với α là góc thuộc (−π/2; π/2) sao cho tan α = m.
* Chú ý: tan x = tan a° ⇔ x = a° + k180°, k ∈ ℤ.
* Ví dụ: tan x = 0 ⇔ x = kπ, k ∈ ℤ.
Với mọi số thực m, phương trình cot x = m có nghiệm
x = α + kπ, k ∈ ℤ,
với α là góc thuộc (0; π) sao cho cot α = m.
* Chú ý: cot x = cot a° ⇔ x = a° + k.180°, k ∈ ℤ.
* Ví dụ: cot x = 1 ⇔ x = π/4 + kπ, k ∈ ℤ.
Ấn liên tiếp các phím SHIFT, sin/cos/tan và giá trị lượng giác của góc lượng giác bất kỳ để tìm ra góc lượng giác đó theo đơn vị radian hoặc theo đơn vị độ.
* Chú ý: để giải phương trình cot x = m (m ≠ 0), ta giải phương trình tan x = 1/m.
Với nội dung bài viết về: Phương trình lượng giác cơ bản và cách giải, phương trình tương đương là gì? Toán 11 chân trời Tập 1 chương 1 Bài 5 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung lý thuyết SGK Toán 11 tập 1 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.