Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm sau:...
Bài 4 trang 58 SGK Hóa 12: Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm sau:
a) CH3NH2, NH2-CH2-COOH, CH3COONa.
b) C6H5NH2, CH3-CH(NH2)-COOH, CH2OH-CHOH-CH2OH, CH3-CHO.
Giải bài 4 trang 58 SGK Hóa 12:
a) Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử.
+ Sử dụng quỳ tím: Nhúng quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử:
- Mẫu thử không có hiện tượng gì là NH2-CH2-COOH.
- Hai mẫu thử còn lại làm quỳ tím hóa xanh là CH3NH2 và CH3COONa
+ Sử dụng dung dịch HCl: Dùng đũa thủy tinh nhúng vào dung dịch hai chất này rồi đưa lại gần miệng ống nghiệm chứa HCl đặc.
- Mẫu nào có hiện tượng khói trắng là CH3NH2,
→ Mẫu còn lại là CH3COONa.
+ Phương trình hoá học:
CH3NH2 + HCl → CH3NH3Cl
b) C6H5NH2, CH3-CH(NH2)-COOH, CH2OH-CHOH-CH2OH, CH3-CHO.
+ Sử dụng nước Br2: Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử. Cho nước brom vào các mẫu thử:
- Xuất hiện kết tủa trắng là của C6H5NH2.
Phương trình hoá học:
C6H5NH2 + Br2 → C6H2(NH2)Br3 + 3HBr
- Mất màu dung dịch Br2 là CH3-CHO.
Phương trình hoá học:
CH3-CHO + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr
+ Sử dụng Cu(OH)2 cho vào 2 mẫu thử còn lại
- Nhận biết được glixerol vì tạo dung dịch xanh lam đặc trưng.
PTHH: 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu (xanh lam) + 2H2O
→ Còn lại là: CH3-CH(NH2)-COOH
Hy vọng với lời giải bài 4 trang 58 SGK Hoá 12 ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem các bài tập Hoá 12 cùng chuyên mục
> Bài 1 trang 58 SGK Hóa 12: Dung dịch nào sau đây là quỳ tím đổi sang mà xanh?...
> Bài 2 trang 58 SGK Hóa 12: C2H5NH2 trong H2O không phản ứng với chất nào trong số các chất sau?...