Tam thức bậc hai là gì, Dấu của tam thức bậc 2? Toán 10 chân trời tập 2 chương 7 bài 1

18:25:2225/11/2023

Lý thuyết Bài 1: Dấu của tam thức bậc hai chương 7 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo Tập 2. Nội dung về Tam thức bậc 2, định lí về dấu của tam thức bậc hai.

Tam thức bậc hai là gì, Định lí về dấu của tam thức bậc 2 như thế nào? câu trả lời sẽ có ngay trong nội dung bài viết này.

1. Tam thức bậc hai

1.1 Tam thức bậc hai là gì

– Đa thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c với a, b, c là các hệ số, a ≠ 0 và x là biến số được gọi là tam thức bậc hai.

Cho tam thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c (a ≠ 0). Khi thay x bằng giá trị x0 vào f(x), ta được gọi là giá trị của tam thức bậc hai tại x0.

• Nếu f(x0) > 0 thì ta nói f(x) dương tại x0.

• Nếu f(x0) < 0 thì ta nói f(x) âm tại x0.

• Nếu f(x) dương (âm) tại mọi điểm x thuộc một khoảng hoặc một đoạn thì ta nói f(x) dương (âm) trên khoảng hoặc đoạn đó.

* Ví dụ: Biểu thức nào sau đây là tam thức bậc hai? Nếu là tam thức bậc hai, hãy xét dấu của nó tại x = 1.

a) f(x) = 2x2 + x – 1;

b) g(x) = –x4 + 2x2 + 1;

c) h(x) = –x2 + x – 3.

* Lời giải:

a) Biểu thức f (x) = 2x2 + x – 1 có dạng tam thức bậc hai với a = 2, b = 1 và c = –1.

Với x = 1 thì f (1) = 2.12 + 1 – 1 = 2 > 0.

b) Biểu thức g(x) = –x4 + 2x2 + 1 không có dạng tam thức bậc hai vì bậc của đa thức là bậc 4.

c) Biểu thức h(x) = –x2 + x – 3 có dạng tam thức bậc hai với a = –1, b = , c = –3.

Với x = 1 thì h(1) = – 12 + .1 – 3 = – 4 < 0.

1.2 Nghiệm của tam thức bậc hai

– Cho tam thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c (a ≠ 0). Khi đó:

• Nghiệm của phương trình bậc hai ax2 + bx + c là nghiệm của f(x).

• Biểu thức ∆ = b2 – 4ac và ∆' = (b/2)2 – ac lần lượt là biệt thức và biệt thức rút gọn của f(x).

* Ví dụ: Tìm biệt thức và nghiệm của tam thức bậc hai sau:

a) f(x) = 2x2 – 5x + 2;

b) g(x) = – x2 + 6x – 9;

c) h(x) = 4x2 – 4x + 9.

* Lời giải:

a) Tam thức bậc hai f(x) = 2x2 – 5x + 2

có ∆ = (-5)2 – 4.2.2 = 25 – 16 = 9 > 0.

Do đó f(x) có hai nghiệm phân biệt là:

  và 

Vậy biệt thức ∆ = 9 và tam thức có hai nghiệm phân biệt x1 = 2 và x= 1/2.

b) Tam thức bậc hai g(x) = – x2 + 6x – 9

có ∆ = 62 – 4.(-1).(-9) = 36 – 36 = 0.

Do đó g(x) có nghiệm kép là:

 

Vậy biệt thức ∆ = 0 và tam thức có hai nghiệm kép x = 3.

c) Tam thức bậc hai h(x) = 4x2 – 4x + 9

có ∆ = 42 – 4.4.9 = 16 – 144 = - 128 < 0.

Do đó tam thức vô nghiệm.

2. Định lí về dấu của tam thức bậc hai

Cho tam thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c (a ≠ 0).

+ Nếu ∆ < 0 thì f(x) cùng dấu với a với mọi giá trị x.

+ Nếu ∆ = 0 và x0 = –b/2a là nghiệm kép của f(x) thì f(x) cùng dấu với a với mọi x khác x0.

+ Nếu ∆ > 0 và x1, x2 là hai nghiệm của f(x) (x1 < x2) thì:

• f(x) trái dấu với a với mọi x trong khoảng (x1; x2);

• f(x) cùng dấu với a với mọi x thuộc hai khoảng (–∞; x1), (x2; +∞).

* Chú ý:

+ Để xét dấu tam thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c (a ≠ 0), ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Tính và xác định dấu của biệt thức ∆;

Bước 2: Xác định nghiệm của f(x) (nếu có);

Bước 3: Xác định dấu của hệ số a;

Bước 4: Xác định dấu của f(x).

+ Khi xét dấu của tam thức bậc hai, ta có thể dùng biệt thức thu gọn ∆' thay cho biệt thức ∆.

* Ví dụ: Xét dấu của tam thức bậc hai sau:

a) f(x) = 2x2 – 3x – 2;

b) g(x) = - x2 + 2x – 3.

* Lời giải:

a) Tam thức f(x) = 2x2 – 3x – 2

có ∆ = (–3)2 – 4.2.(-2) = 9 + 16 = 25 > 0.

Do đó f(x) có hai nghiệm phân biệt x1 = –1/2 và x= 2 và a = 2 > 0.

Ta có bảng xét dấu sau:

Dấu của tam thức bậc hai

Dựa vào bảng xét dấu ta thấy f(x) âm trong khoảng (–1/2; 2) và dương trong hai khoảng (–∞; –1/2). và (2; +∞).

Vậy với x ∈ (–1/2; 2) thì f(x) < 0

và x ∈ (–∞; –1/2) hoặc x ∈ (2; +∞) thì f(x) > 0.

b) Tam thức g(x) = –x2 + 2x – 3

có ∆ = 22 – 4.(–1).(–3) = 4 – 12 = – 8 < 0.

Do đó g(x) vô nghiệm và a = –1 < 0.

Vậy g(x) < 0 với mọi x ∈ ℝ.

Với nội dung bài viết về: Tam thức bậc hai là gì, Dấu của tam thức bậc 2? Toán 10 chân trời tập 2 chương 7 bài 1 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Toán 10 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Đánh giá & nhận xét

captcha