Lý thuyết Bài 1: Phương trình bậc nhất một ẩn chương 6 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 2 được tổng hợp chi tiết với các ví dụ minh hoạ dễ hiểu dễ vận dụng để học sinh tham khảo.
Khái niệm phương trình một ẩn là gì, phương trình bậc nhất một ẩn là gì, cách giải phương trình bậc nhất 1 ẩn như nào? câu trả lời sẽ có ngay trong nội dung bài viết này.
• Khái niệm phương trình 1 ẩn: Một phương trình với ẩn x có dạng A(x) = B(x), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức có cùng một biến x.
* Ví dụ: Phương trình: 3x – 7 = 2x + 3; 5x = 10 là các phương trình ẩn x.
• Nghiệm của phương trình A(x) = B(x) là giá trị của biến x làm cho hai vế của phương trình bằng nhau.
* Ví dụ: Cho phương trình 4x – 3 = 12 – x
Có 3 là nghiệm của phương trình vì với x = 3 thì: 4.3 – 3 = 12 – 3 = 9
• Phương trình dạng ax + b = 0, với a, b là hai số đã cho và a ≠ 0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.
• Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn
Phương trình bậc nhất ax + b = 0 (a ≠ 0) được giải như sau:
ax + b = 0
ax = –b (chuyển b từ vế trái sang vế phải và đổi dấu)
x = –b/a (chia hai vế cho a)
Phương trình bậc nhất ax + b = 0 (a ≠ 0) luôn có một nghiệm duy nhất là:
* Ví dụ: Giải phương trình bậc nhất 1 ẩn sau:
a) 2x – 5 = 0
b)
* Lời giải:
a) 2x – 5 = 0
2x = 5
Vậy phương trình có nghiệm là
b)
x = 10
Vậy phương trình có nghiệm x = 10.
Với nội dung bài viết về: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải? Toán 8 chân trời tập 2 chương 6 bài 1 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Toán 8 tập 2 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.